linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí C4.4

C4.4. Đánh giá, giám sát và triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Thực hiện đánh giá và giám sát tình hình nhiễm khuẩn trong bệnh viện thường xuyên sẽ giúp bệnh viện xác định được thực trạng, tiến hành các hoạt động can thiệp và giảm lây nhiễm cho nhân viên y tế và người bệnh.
 
Mục đích giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện:
- Làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện:
- Biết được tỉ lệ bệnh đang lưu hành
- Nhận biết những trường hợp có dịch
- Thuyết phục nhân viên y tế:
- Đánh giá những biện pháp thực hiện trong chống nhiễm khuẩn:
- So sánh được tỉ lệ nhiễm khuẩn giữa các bệnh viện:
- Thay đổi những thực hành sai
 
6. Đã xây dựng các công cụ (câu hỏi, bảng kiểm…) đánh giá việc tuân thủ của nhân viên y tế về KSNK huyết, tuân thủ phòng ngừa viêm phổi bệnh viện…
=> Bệnh viện tiến hành xây dựng các công cụ thiết yếu phục vụ việc đánh giá tuân thủ của nhân viên bệnh viện trong thực hành về KSNK đối với các trường hợp dễ gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện. Việc đánh giá/kiểm tra phải được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất, kết quả đánh giá cần được công khai, báo cáo và đề xuất các biện pháp cải thiện vấn đề. Công cụ ở đây có thể được sử dụng như: bảng kiểm, bộ câu hỏi, công cụ giám sát thông minh, công cụ theo dõi và cảnh báo…
 
7. Có thực hiện giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm/các đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như người bệnh thở máy; người bệnh phẫu thuật; người bệnh suy giảm miễn dịch; người bệnh làm các thủ thuật/can thiệp như thông tiểu, đặt catheter, đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi v.v.
=> Trước tiên chúng ta cần phải đi xác định khoa trọng điểm tại bệnh viện mình để lựa chọn/quyết định thực hiện ưu tiên.
 
Khoa trọng điểm nghĩa là những khoa có nguy cơ NKBV cao, ví dụ, khoa hồi sức tích cực, phòng mổ, hồi sức sơ sinh, ung thư...(Trích từ http://www.qpsolutions.vn/newsdetail.asp?newsID=152&cat1id=1&cat2id=6&title=c444-chuong-trinh-giam-sat-ksnk-tren-pham-vi-benh-vien---khoa-trong-diem )
 
Hơn thế nữa, có thể xác định khoa trọng điểm chính là khoa phòng có tỷ lệ xảy ra các vấn đề liên quan đến KSNK cao, hoặc chính là khoa trong thao tác công việc hằng ngày thường xuyên thực hiện những thao tác dễ xảy ra nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc có nhiều mầm bệnh gây/làm lây lan nhiễm khuẩn bệnh viện.
 
Đối với các khoa trọng điểm cần xây dựng các chương trình KSNK chi tiết và cụ thể. Ví dụ: Đối với khoa có bệnh nhân thường xuyên sử dụng máy thở thì cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên việc sử dụng và vệ sinh máy thở. Có bảng câu hỏi/quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn dành riêng cho những bệnh nhân đang sử dụng máy thở, có hướng dẫn nhắc nhở về việc tự kiểm tra và theo dõi những vẫn đề về an toàn, phòng ngừa nhiễm khuẩn cho nhân viên trong khoa…..
 
8. Có thực hiện các biện pháp phòng ngừa chủ động theo đường lây (không khí, giọt bắn, tiếp xúc, đường tiêu hóa…)
=> Sử dụng các biện pháp như cách ly chủ động, sử dụng trang thiết bị bảo hộ (khẩu trang, găng tay, đồng phục,…). Thường xuyên phải thực hành và tuân thủ đúng các thao tác phòng ngừa nhiễm khuẩn như: ngồi/đứng tiếp xúc mầm bệnh đúng khoảng cách, đúng hướng tiếp xúc…..
 
9. Có thực hiện các biện pháp phòng ngừa làm giảm lây nhiễm cho người bệnh và nhân viên y tế (như rửa tay, mang găng, mang phương tiện phòng hộ, xử lý dụng cụ, tiêm an toàn…).
-> Mỗi biện pháp phòng ngừa cần xây dựng riêng một chương trình hành động cụ thể. Ví dụ: chương trình rửa tay (tiêu chí C4.3). Quy trình xử trí dụng cụ an toàn, chương trình tăng cường thực hiện kiểm tra giám sát và đào tạo về tiêm an toàn cho điều dưỡng bệnh viện….
 
10. Có thực hiện phòng ngừa chủ động cho nhân viên y tế (như tiêm phòng cho nhân viên có nguy cơ cao, cho một số bệnh dịch theo mùa hoặc theo mô hình bệnh tật của bệnh viện…).
=> Phòng ngừa chủ động cho nhân viên y tế như việc tạo điều kiện để nhân viên công tác tại các khoa phòng/môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao được tiêm ngừa, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hướng dẫn và cảnh báo nhân viên y tế về việc xử trí khi bị phơi nhiễm/tiếp xúc với mầm bệnh. Một số vaccine nên được sử dụng cho nhân viên y tế như: Viêm gan C, cúm mùa…. 
 
12. Có tiến hành theo dõi tình hình vi khuẩn kháng thuốc tại bệnh viện.
=> Một trong những biện pháp để kiểm soát và không chế nhiễm trùng bệnh viện là chiến lược sử dụng kháng sinh thích hợp và hiệu quả, bao gồm sử dụng kháng sinh dựa vào kinh nghiệm và liệu pháp xuống thang. Việc lựa chọn đúng và dùng đúng thời điểm kháng sinh còn có tác dụng (kháng sinh còn nhạy) quyết định tới thành công của điều trị. Tuy nhiên, mô hình vi khuẩn kháng kháng sinh thay đổi theo chính sách sử dụng kháng sinh của từng bệnh viện, từng khoa; thói quen sử dụng kháng sinh của các bác sỹ. Do vậy các bệnh viện khác nhau sẽ có mô hình vi khuẩn kháng kháng sinh khác nhau, trong cùng bệnh viện các khoa khác nhau sẽ mô hình vi khuẩn kháng kháng sinh khác nhau. Thậm chí trong cùng một khoa, mô hình vi khuẩn kháng kháng sinh cũng sẽ thay đổi theo thời gian.
 
Việc theo dõi tình hình kháng thuốc tại bệnh viện sẽ giúp đưa ra được những cảnh báo và khuyến cáo về việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh trong điều trị tại bệnh viện. 
Kháng kháng sinh là một trong những chủ đề nghiên cứu đã được nhiều bệnh viện tiến hành và định kỳ đánh giá cập nhật liên tục.
 
Mời các Anh Chị Em tham khảo qua một số đề tài nghiên cứu khoa học được các bệnh viện thực hiện trong tệp đính kèm của bài viết.
 
13. Có triển khai đánh giá, giám sát tỷ lệ tuân thủ của nhân viên y tế về kiểm soát  nhiễm khuẩn dựa trên các công cụ đã được xây dựng của bệnh viện.
=> Thực hiện các nội dung đánh giá, giám sát tỷ lệ tuân thủ của nhân viên y tế ở các tiêu chí C4.2. và C4.3. Nội dung các tiêu chí có nêu ra một số công cụ đánh giá. Tuy nhiên, việc đánh giá cần được thực hiện đồng bộ và toàn diện dựa trên nội dung kế hoạch về kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện đã được ban hành.
 
14. Có tiến hành nghiên cứu về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
=> Nghiên cứu về kiểm soát nhiễm khuẩn. Một số chủ đề được nhiều bệnh viện tiến hành như:
+ Vệ sinh tay và các yếu tố liên quan (Đánh giá kiến thức, thực hành/Tỷ lệ tuân thủ…).
+ Tiêm an toàn và các yếu tố liên quan.
+ Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tổng quan
+ Kháng kháng sinh và các yếu tố liên quan
+ Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm có liên quan đến KSNK và các yếu tố liên quan
+ Hiệu quả can thiệp khi áp dụng biện pháp/chương trình can thiệp về KSNK tại bệnh viện….
 
15. Có danh sách người bị nhiễm khuẩn và tính được tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
=> Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) được định nghĩa là các nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian bệnh nhân nằm viện, thường chỉ biểu hiện 48 giờ sau khi nhập viện và không hiện diện tại thời điểm nhập viện.
 
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tại các nước phát triển có khoảng 5 – 10% người bệnh nằm viện bị nhiễm khuẩn bệnh viện . Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của
 
Vụ điều trị, Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung trong 19 bệnh viện năm 2005 là 5,7%. Theo nghiên cứu của Sở Y tế Tp.Hồ Chí Minh điều tra cắt ngang tại 23 bệnh viện năm 2007 cho thấy tỷ lệ NKBV là 5,56%.
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV: dựa theo tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ Y tế trên cơ sở định nghĩa của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (Center for Disease Control: CDC).
 
WHO cho biết có 4 dạng nhiễm khuẩn bệnh viện chính, đều liên quan đến thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật là nhiễm trùng đường tiết niệu do đặt ống thông (catheter-associated urinary tract infection); viêm phổi liên quan đến thở máy (ventilator-associated pneumonia); nhiễm trùng vết mổ (surgical site infection); nhiễm trùng máu liên quan đến ống thông (catheter related bloodstream infection). Đường lây nhiễm chính là lây qua tiếp xúc bao gồm lây nhiễm trực tiếp và lây nhiễm gián tiếp (direct transmission and indirect transmission); nhiễm trùng qua các giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi (droplet transmission); nhiễm trùng lây truyền qua không khí (airborne transmission); nguồn lây nhiễm thông thường (common vehicle transmission); lây truyền qua vector (vector borne transmission);
 
Căn cứ vào các định nghĩa và tiêu chuẩn về nhiễm khuẩn bệnh viện thì chúng ta có thể tiến hành việc đánh giá tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện dựa trên khảo sát tại bệnh viện. Chúng ta tính toán tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và tính theo phân loại cũng như đường lây truyền nhiễm khuẩn để có kết quả chi tiết từ đó đề xuất được các biện pháp can thiệp.
 
17.  Có báo cáo kết quả nghiên cứu về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, có đề xuất các giải pháp can thiệp và phổ biến cho các khoa/phòng.
18. Có kết quả giám sát việc tuân thủ KSNK các khoa/phòng tại khoa KSNK.
19. Công bố tỉ lệ tuân thủ KSNK của các khoa/phòng cho các khoa/phòng.
20. Công bố tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các báo cáo chất lượng bệnh viện.
21. Có cơ sở dữ liệu về nhiễm khuẩn bệnh viện.
22. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn, tiến hành biện pháp can thiệp tăng cường KSNK, làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
=>=> Hoàn thành và sử dụng báo cáo từ các tiểu mục trên. Từ kết quả của các nghiên cứu báo cáo để bệnh viện áp dụng và xây dựng các chương trình can thiệp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
 
23. Tỷ lệ tuân thủ KSNK của nhân viên y tế đối với một số chương trình có xu hướng tăng dần hàng năm.
 
24. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện được theo dõi và giảm hàng năm.
=> Bệnh viện tiến hành đánh giá định kỳ và liên tục để có cơ sở dữ liệu so sánh và phân tích xu hướng.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team