linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí C4.6

C4.6 Chất thải lỏng bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định
Danh mục các Văn bản pháp luật liên quan:
- QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt
- QCVN 28:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải y tế.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/03/2012 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Có hiệu lực thi hành từ ngày 02/05/2012.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phân loại quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý.
- Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 3/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.
- Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế.
Các tiểu mục cần lưu ý khi triển khai:
 
Tiểu mục số 5. Có xây dựng kế hoạch phấn đấu nhằm đạt quy chuẩn môi trường nước thải bệnh viện.
 
Nội dung chính trong kế hoạch:
5.1. Mô tả thực trạng về quản lý và xử lý nước thải tại bệnh viện
 
5.2. Mục tiêu chung và chuyên biệt trong việc phấn đấu nhằm đạt quy chuẩn môi trường nước thải bệnh viện.
 
5.3. Định hướng
- Cơ sở y tế xây dựng hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải từ các khoa, phòng, khu sinh hoạt. Nước từ hệ thống thu gom nước mưa có thể xả trực tiếp ra hệ thống thu gom nước thành phố. Nước thu từ các phòng, khoa và khu sinh hoạt sẽ tập trung vào để xử lý trước khi xả ra cống thu gom nước thành phố. 
- Đối với trường hợp cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải xả ra kiến nghị tối thiểu đạt loại B QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế.
- Đối với cơ sở có hệ thống xử lý nước thải nhưng bị hỏng, nước thải ra môi trường không đạt loại B QCVN 28:2010/BTNMT thì phải tu bổ, nâng cấp hoặc xây dựng mới nếu cần.
- Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cần phù hợp với địa hình, kinh phí đầu tư, chi phí vận hành, bảo trì và trình độ kỹ thuật chuyên môn của từng Bệnh viện.
- Sau hệ thống xử lý nước thải, lượng bùn sinh ra được quản lý như chất thải rắn y tế.
- Xây dựng cửa xả nước thải thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý nước thải, có sổ tay quản lý vận hành và kết quả kiểm tra liên quan.
 
5.4. Các biện pháp/giải pháp thực hiện
a. Thu gom và xử lý nước thải
Tiến hành tách riêng biệt triệt để hệ thống thu gom nước mưa và hệ thống thu gom nước thải đối với các đơn vị chưa tách riêng hai hệ thống thu gom. Những đơn vị đã có 2 hệ thống thu gom tách biệt cần kiểm tra tình trạng hoạt động, tu bổ nâng cấp các đoạn cống và hố ga bị hư hỏng để quá trình thu gom đạt hiệu quả cao nhất.
+ Các công trình xử lý nước thải bệnh viện
- Xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện nếu cần thiết và có điều kiện. Hoặc
- Đối với các bệnh viện đã có công trình xử lý nước thải tiếp tục thực hiện xử lý đảm bảo các yêu cầu về môi trường.
b. Kiểm tra, nâng cấp, tu bổ hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải
c. Nâng cao năng lực thể chế cho quản lý chất thải y tế bao gồm đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức 
+ Cơ cấu tổ chức (nêu rõ vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể)
+ Nâng cao năng lực quản lý, đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức trong các cơ sở y tế
+ Theo dõi và giám sát
 
5.5. Giải pháp tài chính/Tổ chức thực hiện
 
Tiểu mục số 7:
Dung môi và hóa chất: nếu có chất trung hòa thì sử dụng để giảm độc tính, dung môi là nước cất thì không cần xử lý thêm. Nếu có liên quan đến xạ thì phải lưu giữ qua thời gian bán phân hủy mới được xả. Không có thì không xét tiêu chí này.
 
Tiểu mục số 8. Có tiến hành đánh giá các chỉ tiêu đầu ra (về lý, hóa, vi sinh vật) sau khi xử lý chất thải lỏng ít nhất 1 lần trong 6 tháng.
- Mời đơn vị/cơ quan quản lý môi trường đến đánh giá tại bệnh viện một cách độc lập và lưu trữ báo cáo phục vụ công tác quản lý và kiểm tra.
 
Tiểu mục số 15. Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu phát sinh chất thải lỏng tại nguồn.
Có thể chia các giải pháp thành các nhóm sau:
- Giảm thiểu tại nguồn
- Tái sinh/tái sử dụng
- Xử lý
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team