linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí C6.1

C6.1 Hệ thống điều dưỡng trưởng được thiết lập và hoạt động hiệu quả
 • Điều dưỡng là hoạt động quan trọng, chiếm phần lớn khối lượng công việc và nhân lực bệnh viện.
 
• Thiết lập hệ thống tổ chức điều dưỡng trưởng giúp quản lý, điều hành các hoạt động chăm sóc người bệnh được quy củ, bài bản, chất lượng.
• Thông tư 07/2011/TT-BYT có quy định về thiết lập hệ thống điều dưỡng, là một trong những điều kiện thiết yếu giúp chăm sóc tốt người bệnh.
Đã thiết lập đầy đủ hệ thống tổ chức điều dưỡng trong bệnh viện: 
 
5. Thành lập Hội đồng điều dưỡng, có trên 50% là điều dưỡng trưởng.
=> Bệnh viện ban hành Quyết định thành lập Hội Đồng Điều Dưỡng Bệnh viện.
Theo nội dung thông tư 07 của Bộ Y tế thì:
1. Tổ chức
a) Hội đồng Điều dưỡng do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập;
b) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bệnh viện;
c) Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Điều dưỡng;
d) Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các phòng chức năng, khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, đại diện lãnh đạo và điều dưỡng trưởng một số khoa lâm sàng.
2. Nhiệm vụ
a) Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về kế hoạch công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện; 
b) Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện sửa đổi, bổ sung các quy định kỹ thuật về chăm sóc điều dưỡng phù hợp với quy định của Bộ Y tế và đặc điểm của từng chuyên khoa.
3. Hoạt động
a) Hội đồng điều dưỡng họp định kỳ hằng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng để thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng;
b) Kết luận của Hội đồng phải theo đa số.
 
6. Thành lập phòng/tổ điều dưỡng.
=> Căn cứ vào Quy mô hoạt động và tình hình nhân lực của bệnh viện để tiến hành ban hành Quyết định thành lập Phòng hoặc Tổ điều dưỡng.
 
 
7. Bổ nhiệm đầy đủ điều dưỡng trưởng khoa.
=> Bệnh viện ban hành các Quyết định bổ nhiệm điều dưỡng trưởng khoa đầy đủ.
 
11. Phòng điều dưỡng xây dựng kế hoạch hàng năm về hoạt động điều dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
=>Định kỳ tiến hành xây dựng kế hoạch năm về hoạt động điều dưỡng với các nội dung chính yếu như sau:
A. Công tác tổ chức
B. Công tác hoạt động chuyên môn:
- Công tác chăm sóc người bệnh
- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
- Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
- Công tác kiểm soát dinh dưỡng tiết chế hỗ trợ người bệnh (phối hợp với khoa/tổ dinh dưỡng của bệnh viện)
- Công tác đào tạo tập huấn năng lực, tay nghề điều dưỡng
- Công tác nghiên cứu khoa học điều dưỡng.
 
12. Phòng điều dưỡng có bản mô tả công việc cho các vị trí điều dưỡng.
=> Phòng điều dưỡng lập bảng mô tả đầy đủ cho tất cả các vị trí điều dưỡng: điều dưỡng trưởng bệnh viện, điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng viên, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc….
 
TÀI LIỆU, VĂN BẢN THAM KHẢO:
http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=26323
http://www.bvdkkvnhkt.org.vn/index.php/vi/news/Phong-Dieu-duong/Quyet-dinh-ve-viec-thanh-lap-Hoi-dong-Dieu-Duong-38/#.V1YVV553FVU
 
http://www.soyte.hanoi.gov.vn/(S(aq0na2ns3xsvmi45scy00ke2))/Default.aspx?u=dt&id=6933
http://kcb.vn/vanban/chuong-trinh-dao-tao-quan-ly-dieu-duong
http://bvploc.thuathienhue.gov.vn/?id=365
http://bvdkquangnam.vn/ao-to-nckh/ao-to-nhan-vien-bv/922-trng-tam-cong-tac-iu-dng-quy-i-nm-2014-.html
http://bvtamthanbd.com.vn/?655=5&658=41&657=100&654=4
http://nghenghiep123.com/mo-ta-cong-viec-dieu-duong-truong/
http://bvtamthanbd.com.vn/?655=5&658=41&657=101&654=4
 
18. Hội đồng điều dưỡng xây dựng và cập nhật các quy trình chăm sóc người bệnh.
=> Nội dung cần chú ý khi triển khai:
- Định nghĩa quy trình chăm sóc người bệnh: Là một quy trình bao gồm nhiều bước mà người điều dưỡng phải trải qua gồm hàng loạt các họat động theo môt kế họach đã được định trước để hướng đến kết quả chăm sóc người bệnh mà mình mong muốn.
- Quy trình chăm sóc được phát triển từ Học thuyết Khoa học giải quyết vấn đề. Học thuyết này đã được các nhà nghiên cứu khoa học khám phá ra nhằm tạo sự an toàn và hiệu quả của việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Giải quyết vấn đề được tiến hành 7 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề.
Bước 2: Thu thập các thông tin liên quan.
Bước 3: Đặt giả định cách giải quyết.
Bước 4: Đề nghị kế hoạch hành động.
Bước 5: Thực nghiệm và khảo sát kết quả.
Bước 6: Rút ra kết luận có ý nghĩa.
Bước 7: Đánh giá cách giải quyết và tái thẩm định.
 
(Tuy nhiên cũng có một số tài liệu hướng dẫn xây dựng quy trình chăm sóc qua  bước: Bước 1: Nhận định. Bước 2: Yêu cầu (Lập kế hoạch chăm sóc). Bước 3: Thực hiện. Bước 4: Ðánh giá.)
- Ý nghĩa của việc xây dựng Quy trình chăm sóc: Là những bước mà người điều dưỡng phải trải qua để đạt được mục tiêu chăm sóc người bệnh. Giúp cho điều dưỡng Không bỏ sót thao tác bất kỳ trong công việc chăm sóc người bệnh. Đảm bảo việc chăm sóc được thực hiện liên tục. Tạo cơ sở nên tảng và tích lũy kinh nghiệm cải tiến nâng cao kiến thức và nghiệp vụ. Giúp người điều dưỡng có trách nhiệm, ý thức được việc mình làm. Là thông tin về bệnh nhân giữa các điều dưỡng, các nhân viên. Giúp việc quản lý điều dưỡng được tốt, điều dưỡng trưởng đánh giá được trình độ, khả năng của nhân viên mình. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho người điều dưỡng. Qua các quy trình này có thể hỗ trợ và cung cấp thông tin cho việc thống kê y học phục vụ công tác nghiên cứu khoa điều dưỡng. Trong vấn đề đào tạo, kế hoạch chăm sóc giúp cho hướng dẫn công tác chăm sóc bệnh hay truyền đạt kinh nghiệm lâm sàng giải quyết tình huống trong chăm sóc. Đối với bệnh nhân khi có kế hoạch chăm sóc hoàn chỉnh họ yên tâm tin tưởng trong vấn đề chăm sóc vì đây là công việc mang tính chất khoa học.
 
Nhìn chung hiện nay với sự phát triển của ngành điều dưỡng về nhiều mặt thì các Quy trình chăm sóc người bệnh đã và đang được xây dựng một cách mạnh mẽ. Do vậy, nguồn tài liệu tham khảo cho điều dưỡng cũng ngày càng nhiều hơn. Xin được chia sẻ với các Anh Chị Em link tải về một số tài liệu bổ trợ việc xây dựng Quy trình chăm sóc người bệnh:
http://tailieuyduoc.vn/t.aspx?id=461
http://kcb.vn/vanban/tai-lieu-dao-tao-cham-soc-nguoi-benh-toan-dien
http://www.benhvientimmachangiang.vn/?tabid=317&NDID=427&key=HUONG_DAN_QUI_TRINH_CHAM_SOC_NGUOI_BENH_(Tap_1)
 
19. Phòng điều dưỡng xây dựng các chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh, ít nhất có 5 chỉ số cụ thể (tỷ lệ loét do tỳ đè, tỷ lệ tuân thủ quy trình kỹ thuật, tỷ lệ sai sót do dùng thuốc cho người bệnh, tỷ lệ điều dưỡng tham gia đào tạo liên tục, tỷ số điều dưỡng/giường bệnh…).  
=> Các chỉ số chất lượng là thước đo đánh giá chất lượng chăm sóc của người điều dưỡng. Đối với các chỉ số này mời các Anh Chị Em tham khảo các bài viết về chỉ số chất lượng và cách xây dựng các chỉ số chất lượng trong link bên dưới nhé:
 
http://www.qpsolutions.vn/newsdetail.asp?newsID=149&cat1id=7&cat2id=18&title=gop-y-bo-chi-so-chat-luong-benh-vien
 
http://www.qpsolutions.vn/newsdetail.asp?newsID=49&cat1id=1&Cat2id=6&title=c3.1.15%20-%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20ch%E1%BB%89%20s%E1%BB%91%20th%C3%B4ng%20tin%20bv
 
20. Đo lường, theo dõi đánh giá kết quả thực hiện các chỉ số hàng năm và phân tích xu hướng các chỉ số.
=> Sau khi tiến hành xây dựng các chỉ số chất lượng và đã đăng ký chỉ số chất lượng thì Hội đồng Điều Dưỡng và Phòng Điều dưỡng cần tiến hành việc đo lường, theo dõi đánh giá chỉ số thực hiện. Việc này cần tiến hành thu thập các dữ liệu căn cứ vào nội dung từng chỉ số: tử số, mẫu số, định nghĩa để đo lường tử số và mẫu số. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu đầy đủ thì tiến hành việc phân tích báo cáo kết quả thực hiện các chỉ số. Phân tích xu hướng: đạt hay không đạt, tăng hay giảm qua thời gian như thế nào? Từ đó giúp tạo cơ sở dữ liệu nên tảng phục vụ công tác cải tiến chất lượng trong hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng.
 
Như nội dung 2 tiểu mục cuối của tiêu chí có yêu cầu:
 
24. Hội đồng điều dưỡng đánh giá kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng (dựa trên kế hoạch và các chỉ số) và có báo cáo đánh giá kết quả.
=> Bệnh viện cần có bản báo cáo kết quả đánh giá và công khai kết quả đánh giá đến các phòng khoa.
 
25. Bệnh viện thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng công tác chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá.
=> Bệnh viện xây dựng kế hoạch cải tiến theo vấn đề chất lượng đã được xác định dựa trên báo cáo kết quả đánh giá. Hoặc bệnh viện có thể đưa vào nội dung kế hoạch điều dưỡng năm kế tiếp. Tùy vào mức độ cần thiết, nhu cầu và ý nghĩa của việc cải tiến chất lượng.
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team