linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Xây dựng quy trình An toàn phẫu thuật

Thời gian qua có một số anh chị và các bạn hỏi về Quy trình ATPT. Xin được chia sẻ một số điểm chính, dựa trên kinh nghiệm thực tế khi triển khai.
1. Việc đầu tiên cần xác định:
 
(1) Mục tiêu và phạm vi áp dụng. Nghĩa là chỉ muốn triển khai trong phòng mổ thôi hay là một quy trình khép kín, từ lúc bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cho đến khi nhập viện và xuất viện.
 
(2) Đối tượng áp dụng. Chỉ áp dụng cho các trường hợp phẫu thuật thôi hay cả các thủ thuật/tiểu phẫu; có áp dụng cho các trường hợp mổ ngoài chương trình, mổ cấp cứu không…
 
2. Thành lập một nhóm "task forced"
 
3. Xây dựng quy trình và biểu mẫu
 
Nếu xác định chỉ triển khai tại phòng mổ thì chỉ cần xây dựng bảng kiểm ATPT. Có thể tham khảo bảng mẫu của WHO tại đường link này . Lưu ý cần quy định rõ ai là người chịu trách kiểm tra thực hiện mỗi khâu (kèm ký tên xác nhận) và các câu hỏi cần được Việt hóa để nhân viên cảm thấy thoải mái khi thực hiện
 
Nếu muốn phạm vi rộng hơn (từ lúc có chỉ định phẫu thuật / nhập viện / tiền mê / PM / hồi tỉnh / hậu phẫu) thì sẽ xây dựng một số bảng kiểm chuyên biệt đặc thù tùy theo từng giai đoạn. Ví dụ:
 
- Giấy giới thiệu nhập viện. Dành cho các bạn tại phòng khám ngoại trú khi cho chỉ định bệnh nhân nhập viện phẫu thuật. 
 
 
 
- Phiếu chuẩn bị tiền phẫu. Dành cho các bạn điều dưỡng/NHS trước khi bàn giao bệnh từ phòng nhận bệnh/cấp cứu lên khoa phòng và phòng mổ
 
 
4. Phổ biến. Cần phổ biến và huấn luyện cho toàn bộ nhân viên các khoa phòng liên quan. Đảm bảo mỗi nhân viên phải hiểu được tổng thể chương trình và chi tiết các phần liên quan đến khoa phòng mình, cũng như tại sao cần thực hiện. Thao tác thử trên các tình huống giả định.
 
5. Chạy thử trên khoảng 10 ca bệnh và điều chỉnh nếu cần thiết
6. Chính thức ban hành
7. Đánh giá sau mỗi tháng (trong khoảng 3-6 tháng đầu tiên) và điều chỉnh nếu có. Lưu ý sau mỗi đợt điều chỉnh, cần phổ biến và tập huấn lại
 
Một số lưu ý trong thực tế, theo thứ tự quan trọng:
1 Xây dựng được văn hóa An toàn người bệnh
2 Tiếp cận theo hướng “bottom up”
3 Điều chỉnh định kỳ, nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu
4 Mỗi bệnh viện sẽ có đặc thù riêng nên sẽ không có quy trình/bảng kiểm nào chung cả
5 Vai trò của giám sát, kiểm tra đánh giá định kỳ (hồi cứu trên hồ sơ + đi thực tế)
 
BS Đặng Quang Vinh
BV Mỹ Đức - TpHCM
 
Xem thêm:

 

THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team