linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Xây dựng hệ thống và quy trình trong bệnh viện

Nhân anh Lương Lý có bàn về tầm quan trọng của quy trình và sự phối hợp đa chuyên khoa trong chăm sóc BN. Xin mạn phép chia sẻ một số vấn đề về tầm quan trọng của hệ thống và quy trình trong chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật mà mình tai nghe mắt thấy tại SNUBH.

 Trong ngoại khoa nói chung và Tiết Niệu nói riêng, mình nghĩ kỹ thuật mổ không phải là một vấn đề lớn đối với bs Việt Nam. Một BS ngoại khoa có kinh nghiệm, chỉ cần nhìn tất tần tật ng khác mổ, thậm chí xem qua video và nắm một số “tip” là có thể “copy” gần như toàn bộ kỹ thuật, kể cả những kỹ thuật mới (ở VN hay gọi là kỹ thuật cao, không hiểu tiêu chuẩn thế nào là cao?). Nói chung để giúp chăm sóc BN tốt hơn, theo mình kỹ thuật không phải là cốt lõi của vấn đề.

 
Vậy vấn đề nằm ở đâu? Chắc chắn một điều rằng nằm ở hệ thống và quy trình. Một hệ thống tốt và một quy trình khoa học có thể giúp giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho BN, và cũng như cho BS nói riêng và nhân viên y tế nói chung. Không may mắn thay mình chưa có cơ hội học JCI, và hi vọng sẽ có cơ hội tiếp cận trong tương lai gần.
 
Sau đây xin chia sẻ quy trình chăm sóc BN mổ robot tại phòng mổ của BV Bundang, SNUH:
1. Về sắp xếp và tổ chức trong phòng mổ, mình nhận thất họ trang bị rất hiện đại và khoa học. Có 3 hệ thống máy tính riêng biệt để chạy EMR, một cho gây mê, một cho PTV và một cho surgical nurse. Trên mỗi hệ thống máy tính có lưu tất cả quy trình của từng loại phẫu thuật theo từng chuyên khoa. Không ai xài chồng chéo máy tính của ai.
 
- Ngoài màn hình phẫu thuật trên video cart của hệ thống robot, còn có thêm 2 màn hình nữa gắn với hệ thống đèn mổ, có thể di chuyển bất cứ nơi nào, giúp tất cả ekip theo dõi cuộc mổ một cách dễ dàng. Ngoài ra còn có một màn hình lớn kích thước khoảng 60 inches gắn lên tường, để thuận tiện cho các thành viên ngoài ekip theo dõi. Nói chung tất cả có 4 màn hình show diễn tiễn cuộc mổ trong một phòng mổ robot.
 
- Tất cả phòng mổ đều có 2 đồng hồ điện tử đếm giờ, một là thời gian gây mê, hai là thời gian phẫu thuật.
 
- Về hệ thống máy tính của gây mê, ngoài monitor, màn hình máy tính chạy EMR, còn có một màn hình thể hiện thông số BN như ECG, SpO2, … gắn lên tường ngay trên đèn đếm thời gian phẫu thuật, giúp những thành viên ngoài ekip gây me có thể theo dõi dễ dàng sinh hiệu của BN.
 
- Tất cả hệ thống hút trong phòng mổ đều là hút trung tâm và thay bình hút rất dễ dàng.
 
- Tất cả dụng cụ phẫu thuât như kim chỉ; đều được sắp xếp trong những hộc riêng và có nhãn gắn bên ngoài, giúp dễ dàng khi lấy để chuẩn bị dụng cụ.
 
- Tất cả dụng cụ ngay cả caí ghế cũng dán nhãn ghi số phòng lên đó, nên không có chuyện dụng cụ phòng này đem đi qua phòng khác.
 
2. Về các loại quy trình dùng cho phẫu thuật trong phòng mổ, mình xin chia ra làm 3 loại như sau:
- Quy trình cho phẫu thuật viên: bao gồm tất cả các bước cho từng loại phẫu thuật và có hình ảnh minh hoạ từ lúc kê tư thế cho đến lúc kết thúc cuộc mổ. Và họ tuân thủ tuyệt đối quy trình và không bao giờ thay đổi. Ví dụ trong một quy trình PT robot cắt thận bán phần cho bứou thận chẳng hạn, quy trình mô tả rõ kê tư thế thế nào, dụng cụ gì với hình ảnh mnh hoạ, cách trải khăn rồi vị trí đường mổ, vị trí các troca với hình ảnh minh hoạ và mô tả kỹ khoảng cách các troca bằng cm. Tiếp đó là các bước phẫu thuật step by step. Họ tuân thủ quy trình gần như tuyệt đối. (VD: Có lần một BN có sẹo mổ cũ bên phải, dính ruột, gs vẫn gỡ dính ruột sau đó vào assist troca bên phải. Mình hỏi gs sao không chuyển assit troca qua bên trái, gs trả lời đơn giản là ông hiếm khi thay đổi quy trình vì tất cả đã quen thuộc với bên phải)
 
- Quy trình cho surgical nurse: mô tả rõ phẫu thuật cần chuẩn bị những dụng cụ gì. Mỗi PT họ đều có một loại túi đựng dụng cụ riêng biệt, có dán checklist và chứa những dụng cụ cần chuẩn bị cho cuộc mổ. Trong quy trình mô tả rõ phải chuẩn bị chỉ như thể nào, kẹp hemolock hay lapra TY… (cái này anh em PTV sẽ hiểu rõ), chiều dài chỉ và kích cỡ kim cho từng step phẫu thuật. Ngoài ra còn ghi rõ đến step nào thì cần những dụng cụ phẫu thuật gì…
 
- Quy trình gây mê/gây tê cho từng loại PT: ghi rõ phương pháp gây mê…step by step. Cần cùng thuốc gì ở thì phẫu thuật nào. VD trong PT cắt thận bán phần, đễn khi bóc tách rốn thận, gây mê sẽ tự động truyền mannitol và lasix mà không cần nhắc. Trước khi cắt bướu sẽ tự động truyền ICG…�Gần như mọi thứ đều được phối hợp nhịp nhàng một cách tự động theo quy trình và tiết kiệm rất nhiều thời gian.
 
3. Ngoài hệ thống camera giám sát trong từng phòng mổ chuyển hình ảnh về hệ thống màn hình trung tâm (thuường các gs chờ mổ ngồi ở đây), có bên thứ ba mình nghĩ là thuộc phòng quản lý chất lượng, kiểm tra hoạt động phòng mổ độc lập và khách quan.
 
4. Xin mô tả một trường hợp PT robot tại SNUH:
- BN được chuẩn bị trước mổ theo checklist. Có đánh dấu bên PT bằng bút lông không phai màu.
- Khi PT, intern sẽ đưa BN vào phòng mổ. KTV gây mê sẽ kiểm tra BN tên, tuổi, bên PT… Nếu có vấn đề, ví dụ đánh dấu bên PT khác trên EMR, KTV gây mê sẽ từ chối nhận BN cho đến khi được xác nhận lại (cái này mình chứng kiến thực tế luôn).
- BN được gây mê theo quy trình của BS gây mê.
- Trong khi đó, surgical nurse sẽ chuẩn bị dụng cụ theo quy trình đã mô tả ở trên.
- Sau khi gây mê, resident, PA và fellow sẽ kê tư thế theo quy trình, có hình ảnh minh hoạ. Sau đó trải khăn vô khuẩn theo quy trình.
- Trước khi rạch da và set up robot, luôn có một surgical nurse vòng ngoài, đọc “safe checklist” kiểm tra lại một lần nữa. PTV và gây mê sẽ trả lời checklist cụ thể chi tiết. (thề với bóng đèn và cái màn hình laptop là ở đây hơn 8 tháng, chưa thấy ca nào họ bỏ qua một bước ^^).
- PTV set up robot theo quy trình.
- Sau khi set up xong, gs tự động vào điều khiển robot PT (ngồi chờ ngoài phòng điều khiển trung tâm nên biết khi nào xong tự vào, khỏi chờ gây mê réo… cái này dân trong nghề sẽ hiểu^^).
- PTV thực hiện PT từng step một, tới step nào đã có PA chuẩn bị sẵn đúng dụng cụ đó theo quy trình. Quy trình chi tiết đến mức ghi rõ thói quen của PTV khác nhau xài những dụng cụ khác nhau thế nào để chuẩn bị phù hợp. Tới step nào cần dùng thuốc gì, gây mê tự động chuẩn bị cho BN, tránh TH PTV vì tập trung cuộc mổ nên quên nhắc gây mê.
- …..
- Những TH đặc biệt như nhiễm HBV, nhiễm MSSA… luôn luôn có gắn bản thông báo trước cửa phòng mổ và ở trong phòng. Luôn luôn có một bản tóm tắt cơ bản các thông tin của BN gắn ở video cart và console để PTV chính và assistant có thể xem và kiểm tra bất cứ lúc nào cần. Cái này được chuẩn bị bỡi intern. VD BN ung thư TTL: trên đó có thông tin BN, PSA, hình sơ đồ sinh thiết, vị trí ung thư ở chỗ nào, có hình MRI mô tả mỏm TTL, túi tinh, có xâm lấn vỏ bao ko…, (cái này dân trong nghề sẽ nắm rõ hơn^^).
 
Nói tóm tại là hệ thống và quy trình theo ý kiến cá nhân là cực kỳ quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân. Còn kỹ thuật chỉ là chuyện nhỏ.
 
Ha Nguyen
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team