linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Cải tiến chất lượng: "Vấn đề chuyển viện"

Cải tiến chất lượng vấn đề chuyển viện: Làm sao chuyển viện an toàn hơn? Làm sao để người bệnh/người nhà không đòi chuyển viện sai - gây nguy hiểm cho mình? Làm sao để những sự cố trong quá trình chuyển viện giảm xuống? Làm sao để hồ sơ chuyển viện đầy đủ thông tin - tạo điều kiện cho tuyến sau điều trị hiệu quả cho người bệnh mà không gây áp lực nhiều việc hành chính cho Bác sĩ - điều dưỡng?

Cải tiến chất lượng vấn đề chuyển viện: Làm sao chuyển viện an toàn hơn? Làm sao để người bệnh/người nhà không đòi chuyển viện sai - gây nguy hiểm cho mình? Làm sao để những sự cố trong quá trình chuyển viện giảm xuống? Làm sao để hồ sơ chuyển viện đầy đủ thông tin - tạo điều kiện cho tuyến sau điều trị hiệu quả cho người bệnh mà không gây áp lực nhiều việc hành chính cho Bác sĩ - điều dưỡng? 

Đây là những vấn đề mà CHIR - Trung Tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Y Tế rất quan tâm và sẽ tìm mọi cách cày xới - hỗ trợ các cơ sở cải tiến.

Anh Em đồng nghiệp cùng xem chia sẻ của Ts.Bs Pham Nguyen Quy đang công tác ở Nhật nhé:
 
 
“Có người hỏi làm bác sĩ ở Nhật khổ nhất là cái gì?:D
Đối với mình, khổ nhất là lúc bất thình lình phải viết thư giới thiệu bệnh nhân đi bệnh viện khác. Vì đó là lúc phải ngồi lại tóm tắt toàn bộ quá trình điều trị của bệnh nhân, và cách viết thư thể hiện sự hiểu biết về căn bệnh và quan tâm tới người bệnh. Và cũng phải viết kính ngữ để không làm phật lòng bác sĩ của bệnh viện kế tiếp.
Bên này khi chuyển viện đều phải có giấy giới thiệu chi tiết của bác sĩ, kèm theo dữ liệu xét nghiệm và hình ảnh chụp chiếu bỏ vào một cái túi cẩn trọng. Nhật...nói chung là khổ :)”
 
Việt Nam mình thì sao nhỉ?
 
Anh Em sẽ nói có làm đâu mà khổ !? Hoặc làm sơ sài nên sẽ gặp sự cố - khủng hoảng truyền thông !
 
Những comment chia sẻ giải pháp, ý tưởng cải tiến. Và mong ước Bs Quý giúp brief lại những nội dung bạn ấy viết trong thư chuyển bệnh để Anh Em hình dung được cách làm.
 
 
Trúc Quang Nguyễn Le Toan:
1. Vượt quá chuyên môn kỹ thuật của tuyến hoặc theo yêu cầu bệnh nhân
2. Bệnh nhân chuyển nặng hoặc gia đình bệnh nhân sẽ tự chuyển hoặc bác sĩ sẽ bị dí chạy vòng vòng.
3. Cái này là tất cả các anh vhi em đang đợi góp ý.
4. Đơn vị tiếp nhận thường đã quá quen với việc này nên việc chuẩn bị không khó. Hoặc khi có trường hợp đặc biệt thì tuyến dưới đã điện thoại dặn trước.
 
Pham Nguyen Quy: Cảm ơn anh Trúc Quang Nguyễn đã trả lời về các tình huống chuyển viện phổ biến. Khi bệnh nhân RA VIỆN đã cần Tóm tắt ra viện ghi lại quá trình điều trị cụ thể (ví dụ từ ngày...tới ngày...dùng thuốc ABC, đáp ứng thế nào,...; nếu BN có các bệnh/vấn đề đi kèm như suy tim, COPD,... thì cũng cần ghi rõ thành từng mục như vậy). Ngay cả khi BN ra viện "thường quy" thì BS cũng cần thời gian để tổng hợp những sự kiến chính đó để viết report, và bảo hiểm cho thời hạn 2 tuần để hoàn tất. Trong khi nếu chuyển viện gấp thì đôi khi không có thời gian để làm kỹ 
như vậy. Nếu không báo cáo đầy đủ thì BS BV khác sẽ làm lại "y cà la chang" một số xét nghiệm (mà lẽ ra ko cần lặp lại) và mất thêm thời gian của bệnh nhân. Chưa kể ngoài Kế hoạch điều trị còn Kế hoạch chăm sóc do điều dưỡng ghi rõ "BN ăn thức ăn gì, có vấn đề về nuốt hay bị hít sặc không,..." để đảm bảo sự liên tục trong chăm sóc y tế và tăng chất lượng chữa bệnh.
 
Trúc Quang Nguyễn: thật sự giờ tuyến dưới tụi e có báo là đã xét nghiệm đi nữa thì tuyến trên vẫn phải làm lại đó a, vì nước mình chỉ mới đưa cái chuẩn liên thông xét nghiệm vào, chưa phổ biến hết tất cả các bệnh viện, nên tuyến trên thường không tin tưởng vào kết quả tuyến dưới
 
Pham Nguyen Quy: Khía cạnh "số liệu cứng" này thì nhiều nước đã làm tốt nhờ Hệ thống bệnh án điện tử, mà chị Nha Tran vừa kể. Đặc thù của Nhật là các Bs thường ngoài in dữ liệu xét nghiệm hay report CDHA hay summary... phải viết thêm 1 lá thư giới thiệu gửi BS tiếp theo với lời nói lịch sự, thường bắt đầu là "Xin cảm ơn sự hợp tác của quý viện/BS trong nhiều tình huống hằng ngày. Hôm nay tôi xin giới thiệu bệnh nhân ABC,..." và kết thúc là "Dù biết là bác sĩ rất bận, mong quý bác sĩ giúp đỡ cho bệnh nhân ABC có kết quả tốt nhất" Câu này hầu như thư nào cũng ghi nên chắc ko ai đọc :) nhưng mà bên Nhật coi như là câu chào hỏi gửi gắm. Trong thư sẽ ghi các điểm mấu chốt muốn BS mới lưu tâm, có thể là "chẩn đoán chưa rõ sau các xét nghiệm XYZ" hay "không đáp ứng với thuốc kháng sinh mặc dù đã làm kháng sinh đồ ngày..." hoặc "người nhà nghi ngờ nhóm điều trị" hoặc "Xin nhận giúp ca này vì BN nằm trong BV tui lâu quá rồi mà không thu xếp xuất viện được, bảo hiểm sắp dí" như một lời trần tình. Nhờ giao tiếp như vậy mà các BS hiểu hơn nỗi khổ của nhau, và bệnh nhân khi tới BV mới cũng sẽ thấy "BS cũ có gửi gắm rồi" và yên tâm hơn một chút. Nhiều trường hợp "đã gửi thư rồi" mà tới Reception bị hỏi "Đi đâu đây?" cái thì họ sẽ lo hơn về liên kết y tế

Ths.Bs. Phan Thị Ngọc Linh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team