linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

BÁC SĨ Ở NHẬT

Nếu muốn cải thiện chất lượng y tế chắc hẳn chúng ta đều biết đó là “ưu tiên” cải tiến chất lượng khám chữa bệnh. Trong đó người giữ chìa khóa này trên hết là đội ngũ “BÁC SĨ” và tiếp đến là đội ngũ “nhân viên y tế”. Trong bài chia sẻ hôm nay mình sẽ nói về vấn đề “Bác sĩ” ở Nhật.

💐 Nhật bản với hệ thống bệnh viện dày đặc cụ thể có: bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở y tế nha khoa.

- Bệnh viện (có trên 19 giường nhập viện): Trên toàn quốc có 8327 bệnh viện, với  1,535,358 giường bệnh. 
- Có102,299 cơ sở y tế, với 91,930 giường bệnh
- Có 68,483 cơ sở y tế Nha khoa – nhiều gấp đôi cửa hàng tiện lợi tại Nhật nên kinh doanh Nha khoa ở Nhật rất khó khăn. 
 
💐 Trên tổng thể 80,2% là bệnh viện tư, số giường bv tư chiếm 68,8%. Đủ hiểu Viện tư rất phát triển. Nhật không còn nhu cầu mở thêm giường bệnh cũng như bệnh viện nữa, chỉ có thấy bệnh viện phá sản, hợp lại thành tập đoàn, rồi mua bán lại… Nhật sẽ phát triển lĩnh vực “công nghệ cao” trong y tế. 
 
1. Hệ thống đào tạo tạo bác sĩ bác sĩ ở Nhật
 
💐 Bác sĩ ở Nhật được đào tạo ở khoa y của các trường Đại học, kết thúc 6 năm học sẽ thi bằng hành nghề quốc gia được tổ chức một năm 1 lần. Sau khi thi đỗ chứng chỉ này mới được công nhận là bác sĩ, tiếp tục 2 năm huấn luyện các khoa sau đó sẽ lựa chọn chuyên khoa để làm việc lâu dài, đặc biệt trong quá trình thực tập bác sĩ cũng phải đảm nhiệm công việc của điều dưỡng trong thời gian 1 đến 2 tuần để thấu hiểu về sự vất vả của " Điều dưỡng". 
 
  💐 Theo số liệu từ bộ giáo dục Nhật Bản 2018 có 42 trường Đại học Quốc lập, 8 trường Đại học công lập và 31 trường Đại học tư thục có khoa Y đào tạo Bác sĩ. Điều đó đủ cho thấy hệ thống đạo tạo bác sĩ trên toàn Quốc của Nhật nhiều như thế nào. Trong một thời gian dài Nhật Bản giới hạn đào tạo số lượng bác sĩ, mỗi năm chỉ có dưới 10,000 bác sĩ được đào tạo. 
 
  💐 Tổng sinh viên đầu vào khoa Y cụ thể là 2017 có 9420, 2018 có 9419 sinh viên, có nghĩa là mỗi mỗi khoa Y của các trường đều chỉ đào tạo 100-150 sinh viên hàng năm. Mỗi trường Đại học để giảng dạy phải có 1 vài bệnh viện trực thuộc, thông thường các bệnh viện trực thuộc trường Đại học Y khoa có trên 500 giường nhập viện nội trú phục vụ giảng dậy, nghiên cứu. Có trường Đại Học có tới 3 bệnh viện trực thuộc.
 
2. Học phí của các sinh viên Y thì sao? 
 
  💐 Đại học Quốc lập Nhật trong 6 năm học học phí tầm 4,000,000 yen tương đương hơn hơn 800 triệu đồng, ngược lại trường tư thục trung bình là 20,000,000 yen trên 4 tỷ đồng và trường đắt nhất học phí 6 năm học lên tới 47,000,000 yên tương đương 10 tỷ đồng. Điều đó cho thấy để học được Y ở Nhật: hoặc là học lực tốt, hoặc thuộc gia đình có điều kiện. 
 
  💐 Tỷ lệ nam và nữ thì sao: chắc chắn nam nhiều hơn nữ. Số liệu 2017 thì tỷ lệ nữ như sau:
1.  Đại học Tokyo: 16%
2. Đại học Kyoto: 16,4%
3. Đại học Osaka:15,8%
4. Đại học Tohoku (đông bắc): 16,3%
5. Đại học Kyusyu: 14,95
6. Đại học Nagoya: 22,4%
7. Đại học Hokaido: 23,1%
Cho thấy các trường top về Y khoa thì nam sẽ gấp 4-6 lần nữ, mặc định ấn tượng của nhiều người là bác sĩ thường là nam, bên cạnh đó điều dưỡng là nữ. Các trường điều dưỡng thông thường mỗi lớp đào tạo 40 sinh viên. Mỗi khóa đào tạo điều dưỡng chỉ có 1-3 lớp. Mỗi lớp thì chỉ có 1-2 sinh viên nam. Chắc lần khác mình sẽ chia sẻ cụ thể hơn về đào tạo điều dưỡng tại Nhật.
 
3. Tại Nhật, bác sĩ làm việc tới bao nhiêu tuổi?
 
  💐 Quy định nghỉ hưu cho bác sĩ có thể hiểu là: “có cũng như không”. Tại Nhật nghề bác sĩ có nhiều lựa chọn và cụ thể như sau, tùy thuộc vào “lựa chọn” đó mà tuổi nghỉ hưu cũng sẽ khác. Thêm vào đó mình nghĩ qua phân tích này giúp các bệnh viện phía Việt Nam có thêm thông tin và có thể đoán su hướng về nhu cầu y tế trong tương lai của Việt Nam. 
 
  💐 Nhật rất dễ để so sánh với Việt nam bởi lẽ: diện tích gần như tương đương (Nhật chỉ rộng hơn các quần đảo Okinawa), hình thù cũng giống và chắc chắn dân số VN cũng sẽ tăng tới mức tương đương với Nhật 125 triệu.
  Tại Nhật bác sĩ sẽ có lựa chọn làm việc tại:
1. Bác sĩ làm ở các bệnh viện Quốc lập, công lập làm toàn thời gian. 
2. Bác sĩ làm ở các viện tư nhân làm toàn thời gian.
3. Bác sĩ mở phòng khám, cơ sở y tế.
4. Bác sĩ làm tự do.
 
  💐 Đối với bệnh viện quốc lập, công lập tuổi nghỉ hưu của bác sĩ là 65 , còn đối với bệnh viện tư nhân thì nhu cầu cần đến bác sĩ cũng nhiều nên có thể nghỉ hưu muộn hơn. Các bác sĩ làm toàn thời gian cho đến tuổi nghỉ hưu sau đó chuyển về viện tư hoặc giảm thời gian làm là phổ biến nhất.
 
  💐 Tiếp tục công việc là còn tiếp tục phải học, tiếp tục cập nhật thông tin mới, và phải theo kịp thay đổi của xã hội, đặc biệt là công nghệ thông tin được áp dụng rất tốt tại bệnh viện Nhật. 
 
  💐 Tại Nhật tận dụng nguồn lực bác sĩ “già” đến khám cho các cháu mẫu giáo, các em học sinh là rất phổ biến. Trường mầm non ở Nhật 1-3 tháng sẽ được có bác sĩ tới khám 1 lần, học sinh thì 1 năm khám 1-2 lần. Mối liên kết giữa bệnh viện và trường học cũng rất được lưu tâm. Mình thích cách tận dụng ngồn nhân lực này, người già tiếp xúc với trẻ nhỏ sẽ nhận được nhiều năng lượng. Mỗi trường học đều có liên kết với một bệnh viện hay 1 cơ sở y tế để có gì cần là nhờ vả thuận tiện. Điều đó cũng tạo nên mối quan hệ khăng khít trong xã hội, thêm vào đó về phía bệnh viện cũng có thêm một ngồn thu ổn định.
 
  💐 Đối với Bác sĩ tự mở phòng khám, hay bác sĩ làm việc tự do thì không có tuổi nghỉ hưu. Các bác sĩ sẽ làm khi còn có việc và lương giờ của Bs tầm 100USD/giờ. Bác sĩ ở Nhật thông thường sẽ làm 2 bệnh viện và việc này hợp pháp. Bệnh viện chính làm 4 ngày và làm 1 ngày ở bệnh viện hay cơ sở y tế khác, mình thấy điều đó rất tốt cho cả bác sĩ và bệnh viện trong cải tiến chất lượng khám chữa bệnh. Có lẽ lý do tại sao thì mình sẽ phân tích kỹ ở một bài khác. Mình nghĩ rằng Việt Nam tận dụng về mặt nguồn lực này sẽ cải tiến được rất nhiều cho việc nâng cao “chất lượng khám chữa bệnh”.
 
  💐 Tiếp đến là thông tin một điều tra về nguyện vọng muốn nghỉ hưu ở tuổi nào đối với 1427 bác sĩ có kết quả là: 70% bác sĩ muốn làm việc đến tuổi 75. Thật là một điều bất ngờ, xã hội Nhật già hóa chăng? Nhưng chắc thấy được người ta muốn được thấy mình là người có ích, trong đó không thể thiếu đến việc được cống hiến, có ích cho xã hội, hay đơn giản hơn là thấy mình còn có giá trị sống bằng cách “làm việc” khi còn có thể.
 
  💐 Việt Nam có nhiều nét văn hóa tương đồng với Nhật, trong đó có tín ngưỡng. Nói chung chúng ta theo đạo phật nhiều nhất nhưng không bị bó buộc và có cảm giác là ton giáo “không”. Trong các điều dưỡng, bác sĩ người Việt đến Nhật học tập ngày một tăng mình hy vọng thời gian tới sẽ có nhiều ảnh hưởng tích cực trong lĩnh vực y tế. Đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng hùng hậu. Tin vui các em điều dưỡng người Việt chúng ta vượt xa Philipin và Indonesia trong các kỳ thi và được đánh giá cao trong công việc. Chắc sẽ chia sẻ cụ thể ở bài khác nhé!
 
Trên đây là là những thông tin cơ bản mình cung cấp giúp các anh chị hiểu thêm chút xíu về y tế Nhật. 
 
Các anh chị nghĩ sao về chế độ đào tạo bác sĩ, chế độ làm việc của bác sĩ ở Việt Nam và Nhật. Có giải pháp gì để tận dụng hết kinh nghiệm các bác sĩ?

Tokyo giữa mùa mưa: 21/06/2020 Hayashi Huệ

 

THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team