linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHẬT

Tháng 07/2020 và 08/2020 Huệ có dịp được chia sẻ online nói về tiêu chí B2.2 và tiêu chí C6.2 và đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp đang công tác trên toàn Việt Nam. Huệ đã xem 83 tiêu chí nhưng thực tình chưa nắm bắt được tình hình triển khai của các bệnh viện.
Huệ đặc biệt chú ý tới 19 tiêu chí hướng đến người bệnh, 11 tiêu chí cải tiến chất lượng ví dụ kể ra một số tiêu chí:
 
- A4.1: Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều trị
 
- C6.2: Người bệnh được tư vấn, giáo dục sức khỏe khi điều trị và trước khi ra viện
 
- C6.3: Người bệnh được theo dõi, chăm sóc phù hợp với tình trạng bệnh và phân cấp chăm sóc.
Và còn nhiều tiêu chí khác.
 
✍️ Nhận ra ở rất nhiều tiêu chí có một loại giấy tờ có thể coi như trung tâm gỡ rối, là sợi dây gắn kết giữa bác sĩ và người bệnh, điều dưỡng và người bênh, điều dưỡng với với bác sĩ và hữu ích giúp các nhân viên dễ làm việc tốt hơn phục vụ cho công tác điều trị nội trú. Nói như vậy đủ hiểu về tầm quan trọng của tờ giấy đó. Đó chính là BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ.
 
Tại Nhật bản 100% bệnh viện có bản BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI đây cũng là một mẫu mà nếu được chúng ta nên đưa vào sử dụng nhanh nhất có thể hoặc nếu bệnh viện bạn đã sử dụng nên tham khảo để cải tiến cho phù hợp.
 
Tại sao cần đến BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ?
 
 
1. Giúp người bệnh hiểu mình sẽ làm gì, sau khi nhập viện kế hoạch điều trị như thế nào? Qua đó người bệnh cũng dễ dàng đồng thuận cũng như sẽ phối hợp ăn ý với các kế hoạch được đề ra. Giúp người bệnh hài lòng với dịch vụ y tế họ đang chọn lựa hoặc không còn phương án nào khác bắt buộc phải nhập viện điều trị.
 
2. Giúp bác sĩ điều trị chính đưa ra ý kiến rõ ràng về phương pháp điều trị dự tính, truyền đạt chính xác được các nội dung dễ hiểu rõ ràng nhất tới các bác sĩ và nhân viên y tế khác - đồng đội đang tham gia vào quá trình điều trị cho người bệnh.
 
3. Nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng sẽ vô cùng HAPPY khi có BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ. Điều dưỡng qua đó dễ lên kế hoạch chăm sóc, giải thích, giáo dục người bệnh và có thể hỗ trợ tốt hơn. Khi hiểu được kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ phối hợp ăn ý hơn tạo nên công tác điều trị y tế nhóm hoàn hảo hơn.
 
✍️ Nếu hiểu là người bệnh thì bệnh 24 giờ còn chúng ta chỉ có làm việc theo ca khoảng 8 tiếng thì hồ sơ bệnh án tuy có rườm rà nhưng là công cụ “TRUYỀN THÔNG TIN” duy nhất để chúng ta hoàn thành công việc với rủi ro thấp nhất.
 
Nếu bệnh viện anh chị đã có dùng BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ, thử xem ở Nhật có gì khác không. Đây là tiêu chuẩn cho 100% bệnh viện ở Nhật và nội dung như nhau tuy trình bày có khác nhưng đại ý có 10 mục. Sau khi nhập viện 24h bác sĩ sẽ điền 9 mục liên quan đến đánh giá tình trạng và kế hoạch dự tính, và điều dưỡng điền 1 mục - kế hoạch chăm sóc người bệnh . Bác sĩ cũng có giải thích, nhưng chốt lại điều dưỡng sẽ cầm bản này tới giải thích và để người bệnh ký tên sau đó copy; 1 bản lưu bệnh án còn 1 bản gửi bệnh nhân. Vì có mẫu sẵn nên nói chung các bác sĩ không mất thời gian để viết bản kế hoạch này.
 
Anh chị nghĩ sao về BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ này?
 
- Thử xem lại và so sánh với bệnh viện anh chị!
- Có gì khác không?
- Liệu có thể cải tiến được gì không?
- Phản biện lại thử xem có nên điều chỉnh gì để dễ sử dụng và tốt hơn nữa không?
 
Sau khi Nhập viện kế hoạch điều trị thay đổi thì sao?
 
✍️ Tại Bệnh Viện Nhật thường xuyên tổ chức họp liên thông để truyền đạt thông tin. HỌP LIÊN THÔNG TRONG KHOA BỆNH VIỆN NHẬT sẽ được tổ chức định kỳ. Thời gian thì tùy thuộc vào tính chất của khoa. Ví dụ các khoa ngoại thông thường tuần 1 lần khoảng 1 giờ, các khoa ít có sự thay đổi có thể tần suất họp ít hơn. Tại cuộc họp sẽ có sự tham gia của Bác sĩ (có thể đại diện 1-2 Bác sĩ), điều dưỡng làm ca đó sẽ tham gia tối đa, chuyên gia dinh dưỡng, hồi phục chức năng, nhân viên hành chính của khoa, dược sĩ và cả phòng công tác xã hội. Ở buổi họp này cụ thể sẽ thảo luận các vấn đề như: 
+ Xác nhận lại kế hoạch điều trị
+ Đánh giá khó khăn của người bệnh
+ Lưu ý khi giáo dục, hướng dẫn
+ Hỗ trợ ra viện có hay không, cụ thể ra sao
 
 
✍️ Qua buổi họp này giúp điều chỉnh lại các công việc liên quan đến điều trị và hỗ trợ điều trị cho người bệnh hợp lý nhất. Hoạt động này ví như luôn luôn lấy người bệnh làm trung tâm, bám sát xuyên suốt quá trình điều trị nội trú của người bệnh. Đây cũng là hình thức và giải pháp giúp team điều trị có chung mục tiêu, gắn chặn hơn và ngày càng làm việc hiệu quả hơn. Mình thấy nó thực sự bổ ích khi trực tiếp tham gia vào cuộc họp này.
 
✍️ Tại các viện anh chị đang làm việc các khoa có hình thức HỌP LIÊN THÔNG TRONG KHOA không?
Chúng ta cải tiến để “TỐT HƠN NGÀY HÔM QUA”, mỗi cá nhân ý thức cải tiến thì chắc chắn cuộc sống, công việc của chúng ta sẽ thay đổi. Cải tiến tưởng chừng là giúp người bệnh nhưng có lẽ là giúp chính chúng ta.
 
😀 Huệ và tập thể KOKORO MEDICAL sẽ cố gắng tiếp tục chọn lọc các biểu mẫu phù hợp, cả các tài liệu giáo dục người bệnh bổ ích để chia sẻ. Nhật bản nổi tiếng với truyện tranh. Các tài liệu giáo dục cũng đưa nhiều hình ảnh truyện tranh siêu “dễ thương”. Việc sử dụng các hình ảnh dễ thương này trong tài liệu hướng dẫn người bệnh rất nhẹ nhàng, giúp tinh thần họ được thoải mái mà vẫn đạt hiệu quả. Hình ảnh truyện tranh là một nét văn hóa đặc trưng của Nhật, trang WEB và tài liệu KOKORO MEDICAL biên tập có nét gì rất riêng, thậm trí còn đẹp và dễ hiểu hơn cả ở bệnh viện Nhật vì đã được chúng tôi chọn lọc và cải tiến. Rất hy vọng các tài liệu của KOKORO MEDICAL sẽ chạm đến trái tim của các nhân viên y tế và người bệnh của Việt Nam. Qua các tài liệu và hoạt động kết nối y tế muốn mang điều tốt đẹp của Y tế Nhật về ứng dụng ở Việt Nam.
 
Xin chào và chúc anh chị cuối tuần vui vẻ.
 
Tokyo 21/08/2020 Hayashi Huệ
 
Link để tải BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ:
 
 
Ps: Anh chị muốn xem lại và tải mẫu Phiếu câu hỏi người bệnh hoặc phiếu điều tra thông tin khi nhập viện điều trị nội trú hãy vào link sau: https://www.kokoromedi.com/2020/08/21/phieu-dieu-tra-khi-nhap-vien-tai-benh-vien-nhat/
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team