linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

KỲ 4: QUẢN LÝ BÁO CÁO SỰ CỐ TẠI NHẬT

Kỳ 4: LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN CHƯA THỰC SỰ “vào cuộc” CHƯA THỂ TRIỂN KHAI tốt hiệu quả
Bài chia sẻ số 46
 
Như mình chia sẻ Nhật đã từng rất vất vả để triển khai triệt để vấn đề báo cáo sự cố nhằm nâng cao chất lượng an toàn người bệnh. Ngay cả hiện tại ở một số bệnh viện vẫn còn đang cố gắng đẩy mạnh để theo kịp chất lượng bệnh viện ở Nhật. Yếu tố nào quyết định trong triển khai và hiệu quả ra sao?
 
Lãnh đạo cần tiên phong quyết tâm vào cuộc
 
-Quyết tâm của ban lãnh đạo bệnh viện, đi đầu là giám đốc bệnh viện là yếu tố quyết định để triển khai thành công. Phía bệnh viện cần coi thành lập hoạt động phòng chống sự cố tương đương với nâng cao trình độ chuyên môn của bệnh viện bởi lẽ 1000 vụ thành công thì không ai nhắc 1 vụ mắc lỗi cả xã hội sẽ mổ sẻ lên án. Khi đó công sức nâng cao chuyên môn tay nghề sẽ “đổ bể hết” nếu có sự cố xảy ra.
 
-Lên kế hoạch, mục tiêu hoạt động theo năm, theo tháng và điều phối nhân lực, thời gian cho các hoạt động này. Có bv đã viết thêm quy định về nghĩa vụ báo cáo của mọi nhân viên và giải thích cụ thể khi có tuyển nhân viên mới. Lịch hoạt động mỗi tháng 1lần, ngoài ra có những buổi phân tích cụ thể với các sự cố trên 3B. Tổ chức học theo kết quả báo cáo để đưa giải pháp đúng lúc đúng trình độ và giải quyết khúc mắc đúng thời điểm.
Cần bs phụ trách và điều dưỡng chuyên tâm cho công việc này tùy quy mô bv. Các trưởng phòng từ bs, dd trưởng khoa, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, dinh dưỡng, dược sĩ, hành chính đều tham gia hoạt động ở ủy ban phòng chống sự cố. Mỗi khoa phòng đều có 1-2 nhân viên trong ban hoạt động thành viên đại diện khoa . Giao ban là thời điểm thành viên phụ trách trực thuộc ủy ban phòng chống sự cố sẽ định kỳ chia sẻ thông tin danh mục sự cố, cấp độ của các phản hồi báo cáo sự cố của các khoa phòng khác.
 
-Chương trình tập huấn cho toàn bộ nhân viên với sự trợ giúp của chuyên gia. Để khởi động và đi vào hoạt động được chắc chắn cần sự hỗ trợ của chuyên gia. Ngay cả việc đưa ra các giải pháp để duy trì hay ý kiến cùng bàn bạc để triển khai hiệu quả. Có hỗ trợ chúng ta sớm đạt được hiệu quả bớt phải lần mò dò đường.
 
Đúc kết từ Nhật - Case cụ thể đã triển khai tại BV lớn của Nhật
 
Tại Bệnh viện trực thuộc trường đai học y Tsukuba - là bệnh viện tương đương bv tuyến cuối của VN, đây là đơn vị tiên phong xây dựng quy trình quản lý an toàn y tế từ 2000. Với 54 khoa phòng có phân cấp rõ trong cơ cấu và thực thi cụ thể như sau (Nội dung mình lược dịch từ báo cáo khoa học sau 12 năm triển khai của viện). Bệnh viện đã công bố cụ thể về báo cáo sự cố y khoa trên trang WEB. Vì thế có thể xem số liệu của báo cáo 20 năm. Một dữ liệu đáng để học tập. Cụ thể trong triển khai như sau.
 
ỦY BAN QUẢN LÝ AN TOÀN BỆNH VIỆN - ĐẦU NÃO CHỈ ĐẠO CÁC HOẠT ĐỘNG
 
-Thành viên ủy ban có Giám đốc bệnh viện, 2 phó giám đốc bv (an toàn y tế, phụ trách điều trị), trưởng khoa phẩu thuật, trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh, 2 trưởng phòng triển khai Quản lý sự cố (bác sĩ, điều dưỡng), 4 bs phụ trách dạy bs mới, trưởng khoa dược, điều dưỡng trưởng bv. với nhiệm vụ.
 
-1) Tác thành, xem xét lại cơ chế, phương châm của quản lý an toàn y tế
 
-2) Đối ứng, phân tích những vấn đề liên quan tai nạn y tế và lập đối sách cải thiện, tiến hành thực thi.
 
Hoạt động cụ thể có 3 hoạt động với mục tiêu và công việc như sau
 
PHÒNG TRIỂN KHAI QLSC:
 
-Trưởng phòng khối (bs là kiêm nhiêm), trưởng phòng khối điều dưỡng làm việc toàn thời gian chuyên trách, 5 thành viên kiêm nhiệm, nhân viên văn phòng (1 chuyên trách, 2 kiêm nhiệm) với nhiệm vụ
 
-1) Điều tra, tác thành và thực hiện phương châm của quản lý an toàn y tế
 
-2) Hỗ trợ, phân tích những vấn đế liên quan đến tai nạn y tế và lập đối sách cải thiện, tiến hành thực thi.
 
BỔ NHIỂM TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ SỰ CỐ Ở 54 KHOA PHÒNG CỦA BV với nhiệm vụ
 
-1) Kiểm điểm những nghiệp vụ liên quan đến an toàn y tế, chỉ đạo thành viên
 
-2) Tác thành bản đối sách phòng ngừa tai nạn y tế và bản báo cáo tình trạng đảm bảo an toàn
 
TOÀN BỘ NHÂN VIÊN CẦN QUẢN LÝ RỦI RO Ở MỨC CỤ THỂ NHẤT.
 
-Trong số các trường hợp báo cáo sự cố có ảnh hưởng xấu tới an toàn người bệnh có bao gồm sự cố ngẫu nhiên, sự cố không do lỗi của nvyt. Xác định bcsc thực tế là bảo vệ an toàn con người xây dựng hệ thống an toàn cho cả nvyt và người bệnh.
 
Cam kết về việc báo cáo sự cố cụ thể
 
1) Nhân viên cần phải nỗ lực báo cáo sự cố
 
2) Báo cáo xãy ra là nhiệm vụ của nhân viên
 
3) Nếu như xãy ra sự cố nghiêm trọng như là tử vong thì phải ngay lập tức báo cáo với người quản lý
 
4) Báo cáo chỉ được dùng cho mục đích phòng ngừa tai nạn y tế, không được dùng cho mục đích đánh giá nhân sự,..
 
Với nhân lực và phương châm hoạt động như trên cụ thể anh chị nghĩ sao?
 
-Nhật bản hiện tại rất nhiều bệnh viện công khai số liệu cụ thể về số ca báo cáo, phân loại sự cố xảy ra ở trang WEB bệnh viện, các sở y tế các tỉnh cũng có báo cáo cụ thể và có thể đọc các báo cáo này trên mạng. Vì thế việc tìm thông tin về lĩnh vực này dễ dàng chứ không giới hạn ở tạp chí chuyên ngành hay các buổi hội thảo như trước đây. Người bệnh họ quan tâm họ có thể đọc và hiểu được bv rõ hơn.
 
-Do Nhật tăng cường báo cáo nhỏ từ “near miss” nhằm đưa biện pháp khắc phục để phòng chống sự cố lớn kịp thời. Theo cấp bậc thì 0,1,2,3a là các sự cố incident tượng dương với tổn thương nhẹ NC1 (mức độ 1-4) của VN, cấp bặc 3b,4a,4b,5 gọi là sự cố cấp bậc Accident, Occurrence tương đương với tổn thương trung bình NC2 (mức độ 5-6), Tổn thương nặng (mức 7-9).
 
-Có bệnh viện trong thời gian đầu triển khai đã duy trì trao giải “Good Job” cho những bộ phận khoa phòng có nhiều báo cáo near miss với thông điệp: việc báo cáo này giúp ban phòng chống sự cố, phòng chất lượng của viện kịp thời đưa ra giải pháp phù hợp hay ứng xử phù hợp với người bệnh đã là “nạn nhân”.
 
Kiên trì thực hiện
 
-Qua kinh nghiệm triển khai từ Nhật chúng ta có thể thấy: chắc chắn bv chúng ta cũng phải kiên trì từ 3-5 năm mới mong đạt được hiệu quả.
 
-CHIR và các bệnh viện cứ cần cù kiên trì thực hiện sẽ đến lúc có được thành quả. Nghe anh Thế Anh chia sẻ về các kinh nghiệm ở BV có CHIR hỗ trợ cũng hiểu được phần nào khó khăn và thật vui khi anh nói “cố thêm vài năm” sẽ có hiệu quả.
 
-Rất mong nhiều Bv Việt nam chưa “thực hiện bài bản” sẽ sớm triển khai, bv đã chiến khai mà chưa hiệu quả cố gắng thêm để có hiệu quả và tạo được văn hóa chia sẻ. Mong chúng ta cũng nhìn nhận nhiều từ số liệu thực tế tại Nhật để có bài học cho chính mình. Ngoài Lãnh đạo thì mỗi nvyt phải bắt đầu thay đổi thì khi đó mới hy vọng tổng thể có thể thay đổi.
 
Hẹn gặp lại anh chị ở những chia sẻ tiếp theo
 
Tokyo 5/3/2021 
Hayashi huệ
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team