linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí A4.1

A4.1 Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều trị Đây là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng trong nhóm tiêu chí về Quyền và lợi ích của người bệnh.
Việc người bệnh được cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình điều trị là hết sức quan trọng. Điều này giúp cho người bệnh có thể nắm được các thông tin hữu ích, cần thiết từ đó có thể hợp tác và tuân thủ điều trị một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
 
Trong bài viết này xin được chia sẻ đến Anh Chị Em mình dưới dạng phân tích và giới thiệu sơ lược từng tiểu mục của tiêu chí, bài viết chi tiết cụ thể sẻ được tiếp tục giới thiệu trong các bài Hành tiếp theo.
 
A4.1. 3: Người bệnh* được thông báo công khai số lượng thuốc và vật tư tiêu hao sử dụng hàng ngày? Hình thức thông báo công khai này được các bệnh viện triển khai bằng một số phương pháp như sau: nhân viên y tế (nhân viên chăm sóc khách hàng/điều dưỡng) thông báo công khai cho người bệnh hằng ngày. Bệnh viện có bảng thông tin cho người bệnh có thể ghi chép hằng ngày tại đầu giường của người bệnh. Thông tin này phải tuân theo và hô ứng với bảng kê trong Hồ sơ bệnh án của người bệnh. Hình thức đánh giá: Khảo sát tối thiểu 7 người bệnh và chấm là đạt nếu có trên 5/7 người đồng ý. (cỡ mẫu này dựa trên bảng thống kê tính cỡ mẫu có lực mẫu P = 80% (α = 0,05) và threshold = 70% (ngưỡng chấp nhận = 70%).
 
A4.1.5: Người bệnh được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh?Tương tự, vấn đề công khai thuốc, vật tư. Bác sỹ và điều dưỡng, bộ phận chăm sóc khách hàng là những người đóng vai trò chính trong việc tư vấn và giải thích cho người bệnh. Phương pháp đánh giá: Bệnh viện đã xây dựng các quy trình, quy định về tư vấn, giải thích cho người bệnh các vấn đề nêu trên. Bệnh viện có các quy trình chuẩn, các tài liệu sẵn có về việc tư vấn, giải thích tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp.
 
A4.1.6: Người bệnh được giải thích về tính chất, giá cả và lựa chọn về thuốc, vật tư tiêu hao cần thiết cho việc điều trị của người bệnh? Như các mục nêu trên, người bệnh sẽ được khảo sát và phỏng vấn một cách ngẫu nhiên xem có được nhân viên y tế tư vấn các nội dung mà tiểu mục yêu cầu hay không? Việc tư vấn này nhằm mục đích giúp người bệnh hiểu và có quyền lựa chọn phù hợp cho quá trình điều tị chăm sóc người bệnh. Tránh được các tình trạng không đồng tình, không chi trả, tranh cãi liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc và vật tư tiêu hao.
 
A4.1.7: Người bệnh được giải thích về thuốc điều trị, vật tư tiêu hao được bảo hiểm chi trả toàn bộ/một phần hoặc tự túc. Tương tự mục A4.1.6
 
A4.1.8: Người bệnh được giải thích rõ ràng về các thủ thuật/phẫu thuật trước khi thực hiện? Điều này cần phải được thể hiện rõ trong quy trình và quy định của bệnh viện. Trước khi tiến hành bất cứ thủ thuật/phẫu thuật nào đó thì người bệnh cần được nhân viên y tế giải thích một cách rõ ràng về các thủ thuật/phẫu thuật mà người bệnh sẽ trải qua. Các thông tin chính yếu cần có đó là tóm tắt một các ngắn gọn: Tên thủ thuật/phẫu thuật; Tổng quát về thủ thuật/phẫu thuật; Mục đích; Quy trình tóm gọn; Kết quả/Biến chứng; Chi phí.
 
A4.1.9: Người bệnh được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản? Điều này hết sức cần được quan tâm và lưu ý bởi vì liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin và chia sẻ thông tin Hồ sơ bệnh án của người bệnh. Đánh giá thực hiện: Bệnh viện xây dựng biểu mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin Hồ sơ bệnh án và phát cho người bệnh điền khi người bệnh có yêu cầu. Thông tin cung cấp phải được thông qua Hội đồng Chuyên môn của bệnh viện thẩm định chứ không đơn thuần cung cấp cho người bệnh một cách đại trà. Thông tin cung cấp dưới dạng tóm tắt không đòi hỏi sao chép toàn bộ nguyên kiện từ hồ sơ bệnh án.
 
A4.1.10: Người bệnh được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; các kỹ thuật cao, chi phí lớn. Tương tự A4.1.6
 
A4.1.11: Người bệnh được nhân viên y tế giải thích chi tiết khi có thắc mắc về các khoản chi trong hóa đơn? Tương tự A4.1.6, bên cạnh đó việc làm cần được ghi nhận lại để mô tả chi tiết trường hợp người bệnh có thắc mắc và các khoản chi đã được giải thích để làm căn cứ đánh giá vấn đề, khắc phục và phòng tránh nhwunxg vấn đề tương tự.
 
Và điểm khó thực hiện nhất và được các bệnh viện đang rất quan tâm đó chính là Phiếu tóm tắt “QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN” thuộc tiểu mục 15, 16, 18 và 19 của tiêu chí này. Phiếu tóm tắt quy trình chuyên môn (care – pathway/clinical pathway) là một dạng bảng kiểm rút gọn các xét nghiệm, thuốc, vật tư, kỹ thuật/thủ thuật… có thể được dùng cho một mặt bệnh xác định. Phiếu này giúp người bệnh có thể cùng theo dõi được quá trình điều trị với nhân viên y tế; biết được các xét nghiệm, thuốc… có thể được dùng (tham khảo clinical pathway của Anh, Úc… http://en.wikipedia.org/wiki/Clinical_pathway).
 
Trong giới hạn của bài hành này xin được giới thiệu chung với các Anh Chị Em tổng quát về việc xây dựng Quy trình chuyên môn theo nguồn tham khảo từ tài liệu mạng và một số chuyên gia đang xây dựng:
1. Phiếu tóm tắt qui trình chuyên môn nên được trình bày trên khổ giấy A4. 
2. Ghi thông tin phiên bản của qui trình (Version 1.0…) và ngày cập nhật qui trình vào phần tiêu đề dưới (Footer) trang giấy.
3. Ghi thông tin khi nào qui trình được sử dụng.
4. Các phiên bản của qui trình được cập nhật theo chu trình PDCA.
5. Số trang của qui trình nên được đánh số theo kiều 1/n, 2/n …n/n
6. Số hiệu của qui trình theo qui định của từng đơn vị.
7. Có giải thích các từ viết tắt theo dạng chú thích (footnote) dưới từng bảng tương ứng.
8. Những thay đổi (variance) trong quá trình thực hiện qui trình cần được ghi rõ 3 yếu tố : biến cố thay đổi, (sự việc xảy ra), nguyên nhân và hành động xử trí tiếp theo.
9. Qui trình nên được thiết lập 1 cách logic, trình tự các sự kiện nên được trình bài rõ ràng.
10. Mục đích của qui trình là : 
a. Đúng người bệnh
b. Đúng hành động/xử trí
c. Đúng trình tự
d. Đúng thời gian
e. Đúng nơi
f. Và đúng kết quả đầu ra.
11. Các dữ liệu lâm sàng trong qui trình nên được trích dẫn từ các các hướng dẫn thực hành, quy trình chăm sóc, phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật…
12. Các hướng dẫn (guideline) chỉ nên đưa vào nguyên văn toàn bộ khi thật sự cần thiết. Nên thiết lập theo kiểu tạo liên kết.
13. Có thể bao gồm thêm các trang trắng hoặc các trang cho phần diễn tiến theo thời gian để ghi thêm thông tin khi cần thiết.
14. Font chữ : nên sử dụng font unicode, không chân, size (cở chữ) các nội dung chính 9-10. Các nội dung phụ, chú thích … có thể dùng size 8
15. Tùy theo từng quy trình cụ thể, các chuyên gia có thể không cần thiết sử dụng tất cả các nội dung trong quy trình mẫu cũng như có thể điều chỉnh cho phù hợp với quy trình được thiết kế.
 
Cách trình bày trong quy trình nên thực hiện theo kiểu « nén », « đầy trang », hạn chế giãn dòng với các margin tối thiểu sao cho tổng số trang ở mức hợp lý.
 
Để làm rõ hơn và giúp mọi người hiểu rõ hơn thì mục liên quan đến « QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN » sẽ được tách riêng vào các bài HÀNH MỖI NGÀY tiếp theo. Mời cả nhà cùng theo dõi.
 
Nguyễn Quang Vinh
 
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team