linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu Chí B3.2

B3.2. Bảo đảm điều kiện làm việc, vệ sinh lao động và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế
Việc bảo đảm các điều kiện làm việc chuyên môn và vệ sinh lao động giúp cho nhân viên y tế có thể thực hiện được đầy đủ, an toàn các nhiệm vụ chuyên môn của mình, giúp cung cấp các dịch vụ y tế cho chất lượng cho người bệnh, đồng thời đem lại sự hài lòng cho người bệnh và nhân viên y tế.
 
Thứ nhất điều kiện tối thiểu mỗi bệnh viện cần phải đảm bảo đó chính là:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất, phòng ốc (nhà dột, nát…).
2. Điều kiện về trang thiết bị văn phòng, bàn ghế làm việc.
3. Điều kiện về trang thiết bị y tế, thiếu các trang thiết bị cơ bản phục vụ chuyên môn hoặc hỏng không sử dụng được.
 
Bên cạnh đó theo điều kiện chi tiết của các tiểu mục trong tiêu chí thì cần chú ý các điểm như sau:
Tiểu mục 10.
Nhân viên y tế được cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ mang tính liên quan trực tiếp đến an toàn nhân viên y tế như khẩu trang, găng tay, quần áo... 
 
Để đảm bảo nội dung này thì bệnh viện cần phải bám sát thực hiện nội dung thông tư  Số: 04/2014/TT-BLĐTBXH, Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2014.
 
Cụ thể thì Chương số XXVIII (trang 136) quy định về danh mục trang bị, bảo hộ lao động bắt buộc dành cho nhân viên y tế.
 
Vui lòng xem chi tiết tệp đính kèm về nội dung của thông tư và một số biểu mẫu hướng dẫn có liên quan đi kèm với thông tư nay.
 
Tiểu mục 15. 
Bệnh viện lập hồ sơ vệ sinh lao động, đo kiểm tra môi trường lao động định kỳ (theo quy định của bệnh viện).
 
Đây là nội dung tiểu mục hết sức quan trọng và là cơ sở để các đoàn kiểm tra có thể đánh giá về điều kiện vệ sinh an toàn lao động tại bệnh viện. Do đó, bệnh viện cần lập hồ sơ và tiến hành mời đơn vị, cơ quan chuyên môn tiến hành đánh giá định kỳ cho bệnh viện về điều kiện vệ sinh an toàn lao động. Đồng thời, bệnh viện cần lưu trữ bộ hồ sơ cũng như kết quả đánh giá để phục vụ kiểm tra chi tiết.
 
Các  nội dung tiếp theo về đào tạo chuyên môn và đánh giá hài lòng của nhân viên y tế mời các Anh Chị Em đón theo dõi chuyên mục Hành trong các bài viết tiếp theo.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
 
Nội dung các tiểu mục đảm bảo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế.
Tiểu mục 11.
Có môi trường học tập tạo điều kiện cho nhân viên y tế cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ như phòng đọc, phòng tra cứu thông tin y học, truy cập internet.
 
=> Đây là nội dung căn bản trong việc đảm bảo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy còn nhiều bệnh viện chưa trang bị đầy đủ thư viện hoặc phòng tra cứu thông tin y học và truy cập internet. Mặc dù thực tế thì việc tra cứu thông tin qua mạng hoặc đọc tài liệu giấy đều được trang bị và thực hiện tại khoa phòng của nhân viên y tế. Do vậy, bệnh viện nên trang bị và bố trí cơ sở vật chất đảm bảo việc cập nhật kiến thức chuyên môn và tra cứu tài liệu cho nhân viên y tế.
 
Tiểu mục 12.
Các nhân viên y tế làm công tác chuyên môn được tham gia sinh hoạt khoa học định kỳ ít nhất 3 tháng/1 lần.
=> Sinh hoạt khoa học là một trong  những hoạt động cần được tổ chức và đẩy mạnh nhằm giúp tạo môi trường giao lưu và cập nhật kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ để nhân viên y tế có điều kiện học tập và nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đang công tác. Hơn thế nữa, việc sinh hoạt khoa học cần được xây dựng kế hoạch năm cụ thể và rõ ràng với các chủ đề, nội dung sinh hoạt theo từng tháng hoặc từng quý tùy vào điều kiện của bệnh viện. Sinh hoạt khoa học có thể diễn ra dưới nhiều hình thức: Báo cáo chuyên đề, tọa đàm thảo luận, diễn thuyết, giảng dạy… Việc sinh hoạt khoa học cần được tổ chức linh hoạt và tạo điều kiện cho đông đảo nhân viên y tế được tham gia. Kinh nghiệm một số bệnh viện đã triển khai: Bệnh viện tổ chức sinh hoạt khoa học hằng tháng/quý theo từng chủ đề chuyên khoa (nội, ngoại, sản, nhi, nhiễm…); sinh hoạt theo chủ đề về Dược (Cập nhật thuốc mới, tương tác thuốc, dược động học….); sinh hoạt theo chủ đề về điều dưỡng (kỹ thuật điều dưỡng mới, cập nhật kế hoạch chăm sóc người bệnh, các kết quả nghiên cứu liên quan đến chăm sóc điều dưỡng…).
 
Tiểu mục 13.
Có mời chuyên gia có kinh nghiệm tham gia báo cáo trong các sinh hoạt khoa học định kỳ.
=> Việc mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn theo chủ điểm sinh hoạt khoa học sẽ góp phần tạo điều kiện cho nhân viên y tế được học tập  và cập nhật kiến thức chuyên môn. Đồng thời, tạo cơ hội để nhân viên y tế có thể hỏi và được giải đáp thắc mắc trong quá trình công tác chuyên môn.
 
Tiểu mục 17.
Có phòng thư viện lưu trữ các loại sách/tạp chí y học, văn bản quy phạm pháp luật, thư viện điện tử… tạo điều kiện cho nhân viên y tế tiếp cận thường xuyên.
=> Một số bệnh viện đã tận dụng phòng truyền thống/sinh hoạt đoàn của bệnh viện để làm thư viện đọc sách. Bên cạnh đó bệnh viện kết hợp bố trí máy tính có nối mạng để nhân viên  y tế có thể đọc và tra cứu các thông tin cần thiết.
 
Tiểu mục 18.
Bệnh viện có quy định thời gian tiến hành khảo sát/đánh giá định kỳ về mức độ hài lòng của nhân viên y tế với các điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, bảo hộ lao động…
=> Các bệnh viện hiện nay có thể tham khảo mẫu của Bộ Y tế đã ban hành (có đăng trên Câu lạc bộ). Để tiến hành khảo sát hài lòng của  nhân viên y tế. Quy định của các bệnh viện đã triển khai đó là khảo sát định kỳ hằng quý. Ngoài ra bệnh viện nên dựa vào đặc thù của bệnh viện mình để xây dựng bộ câu hỏi khảo sát phù hợp nhằm đánh giá đúng được thực trạng về hài lòng của nhân viên y tế tại bệnh viện mình từ đó có biện pháp cải tiến phù hợp.
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team