linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

C9.4.11 Xây dựng danh mục thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau

Quản lý sử dụng an toàn các loại thuốc Look-Alike Sound-Alike (LASA) trong bệnh viện là một trong những hoạt động về an toàn người bệnh bắt buộc phải triển khai.

Xin giới thiệu bảng ghi nhận các thuốc nhìn giống - nghe giống ở từng khoa lâm sàng của BV Nhi Đồng 2 đã làm:

 

Năm 2014: Phòng QLCL + khoa Dược + thông báo cho các khoa --> tìm ra danh sách các thuốc nghe giống-nhìn giống (thường bên Dược + người lo tủ thuốc trực mỗi khoa sẽ biết rất rõ).

 

Sau đó làm poster, ép plastic gửi xuống khoa lâm sàng; mỗi khoa 3 tấm: 1 tấm ở tủ thuốc trực, 1 tấm treo chỗ BS ngồi ghi hồ sơ, 1 tấm ở chỗ ĐD pha chế thuốc. (Bảng liệt kê nhiều thuốc). Mục tiêu bảng ko phải để mọi người nhớ, mà để lưu ý mọi người là có nhiều thuốc giống nhau trong BV, cần chú ý ghi rõ, đọc chính xác, kiểm tra 5 đúng.

 

 

Qua năm 2015: P.QLCL ghi nhận tỷ lệ các thuốc LASA trên cùng ở chung 1 khoa lâm sàng ít hơn nhiều, do vậy tỷ lệ sai sót không cao. Do vậy, năm 2 ko dùng poster cũ, mà P.QLCL đi xuống từng khoa, xem khoa đó có thuốc LASA nào và làm poster riêng cho khoa đó.

Ths.BS Trần Thị Hồng Tâm 

 

Các ý kiến đóng góp từ diễn đàn

 

Minh Dang Cảm ơn Tran T HongTam cái này trong phòng mổ bị hoài nè! Sau mỗi đợt đấu thầu là phải lưu ý.

 

Linh Phan Tức là sau khi làm một lần thì phải có qui định rõ ràng là khi có thuốc LASA mới phải cập nhật thêm ngay, nhiều BV mỗi năm làm có một lần thì có thể thiếu !!!

 

Trang Yen Điều này có cần gửi thông báo đến hội đồng thầu không?

 

Trang Yen Vì e nghĩ là, có những thuốc đôi khi giá chênh không nhiều, nhưng khi hình thức khác tránh được nhầm lẫn thì nên ưu tiên được chọn sẽ giúp giảm sai sót. Cũng tương tự với những vấn đề khác xảy ra với sự cố của thuốc cũng cần thông báo đến hội đồng thầu. Cần lưu ý trước khi chọn và nên đưa vào tiêu chí chọn thầu sẽ tốt hơn là đã trúng thầu rồi mới lưu ý tránh sai sót. Mặc dù rằng đây là một yếu tố nhỏ

 

Dang Quang Vinh Một vấn đề có thể đưa vào tiêu chí chọn lựa thuốc khi cung ứng, trên bối cảnh có nhiều loại thuốc tương tự

 

Kim Nga Do now đã đấu thầu tập trung và làm theo luật đấu thầu 43 rồi nên theo như ý kiến của bạn thì theo mình thì phải đợi byt lấy ý kiến đóng góp sửa đổi chứ hình nhu hoi dong thau k co y Kien đc , ngoại trừ Bv tư thì sao cũng đc

 

Kim Nga Mình thấy cách chống nhầm lẫn cua Bv ban rat hay nhưng mình hơi thắc mắc là việc bù tủ trực diễn ra mỗi ngày thì vẫn phải dán vậy luôn thì có mất nhiều time k ạ? Và đối với Bv đa khoa nhiều thuốc thì danh mục LASA dài lắm dù có phân theo từng khoa thì làm vậy có đc k?

 

Kim Nga Năm 2015 chưa có kết quả thầu mà bạn, chắc dm này cua năm 2014 theo thầu tập trung Syt, vậy 1 tháng nữa có kết quả thì we sẽ làm cái mới theo tên thuốc kq thau nam nay

 

Kim Nga Với lại Syt yêu cầu dán ngay tủ trực hoặc chỗ nào mà cần chống nhầm lẫn , tủ trực phải dán cơ số tủ trực và nhiều nội dung khác chắc khó dán bảng này (hơi to nhỉ) chắc chỉ cần bảng bằng giấy A4 thôi, bảng này theo mình dùng để tập huấn, bạn hỏi ý kiến lại em DS.Tuyền trưởng khoa dược Bv bạn xem nhé. Đây chỉ là ý kiến cá nhân mình, sorry nếu có ý kiến không đúng

 

Kim Nga Thêm ý nhỏ nữa là: các công ty dược hình như họ cố tình sản xuất thuốc giống thuốc biệt dược và thuốc cạnh tranh , theo mình việc này là Viec cố ý nên có lẽ k cần đưa thêm tiêu chí làm gì. Có lẽ là nên bắt đầu từ chỗ đăng ký thuốc và văn bản hướng dẫn đặt tên thuốc ... Chắc các anh chị BYT mới có khả năng giải thích nội dung này

 

Vo Thi Ha Theo em, nên khảo sát các trường hợp dễ nhầm lẫn trong thực tế, báo lên Cục quản lý dược, để Cục can thiệp đề nghị hãng sản xuất thay đổi ? Ở Pháp vẫn hay làm thế ạ, đối với các trường hợp LALA phổ biến và nghiêm trọng.

 

Vo Thi Ha Còn việc lập danh sách LALA thì khoa dược nên có thông kê làm một cái toàn bệnh viện dựa trên y văn, và danh sách thuốc của BV. Tuy nhiên, có thể trích từ danh sách này ra các danh sách ngắn hơn phù hợp cho từng khoa?

 

Kim Nga Danh muc LASA làm theo thüc tê chu k lam theo danh muc Toàn Bv, sau do moi tach rieng theo tung khoa

 

Linh Phan Thấy cách BV Nhi Đồng 2 làm theo từng khoa rồi đó Vo Vo Thi Ha, thấy hay và đẹp nữa !! Mình vẫn muốn nhìn thấy cái thực làm từ các cơ sở để các đồng nghiệp mạnh dạn làm theo!

 

Vo Thi Ha Theo khuyến cáo của WHO đó thì các biện pháp là: (1) mỗi năm cập nhật danh sách LALA

 

Vo Thi Ha (2) kê đơn thuốc cả tên biệt được và generic, là tên generic to hơn tên biệt được

 

Vo Thi Ha (3) yêu cầu ghi tên thuốc với chữ cái lớn xen kẻ chữ cái nhỏ để dễ phần biệt phần ten thuốc dễ nhầm lẫn. như paraCETAMOL.

 

Kim Nga Khoa dược N làm như sau: ngoại trú thì xuống cấp phát bhyt ra Dm LASA ngoại trú. dm nội trú làm ở kho nội viện kd làm dm chung sau đó xuống từng khoa lam dm LASA cho tung khoa từ dm chung. Lam vay se rat nhanh

 

Vo Thi Ha e cũng thấy cách chị Ngà là kết hợp được cả hai:)

 

Tài liệu tham khảo:

1. Danh mục thuốc cần chú ý Nội Viện và   Ngoại viện  (DS.Kim Ngà - BV Q.11 TpHCM)

2. Confused Drug Names

3. Bản tin Dược Nội Bộ - BVĐK Sóc Trăng

4. Báo cáo sai sót trong sử dụng thuốc (BS.Lý Quốc Trung)

5.The contribution of Labeling to Safe Medication Administration in Anaesthetic Practice

6. Look-Alike Sound-Alike Medication Names

 

CLB QLCL-ATNB

 

THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team