linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Bản chất của 5S là gì?

tại sao người Nhật gọi 5S là nền tảng của năng suất và chất lượng, tại sao ta phải triển khai 5S trong khi có quá nhiều việc phải lo, và như thế nào là triển khai 5S thành công.
Những câu hỏi này tôi đã hỏi hơn 100 doanh nghiệp (cả tập đoàn đa quốc gia) nhưng chỉ nhận được câu trả lời quanh quẩn vài ý: ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ...nên mọi người không thấy có động lực để làm 5S và hầu hết là không làm được 5S (đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam).
 
ĐẾN NAY, SỐ DOANH NGHIỆP TRIỂN KHAI 5S THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM LÀ ĐẾM TRÊN ĐẦU NGÓN TAY.
 
Do đó, chúng ta phải hiểu thật sâu bản chất của nó mới có thể làm được.
 
Trong nghiên cứu người ta đã chỉ ra, 80% những sai sót của người lao động là do sự THIẾU TẬP TRUNG, đặc biệt là ở những công việc có tính lập đi lập lại. Xây dựng 1 THÓI QUEN TỐT là cách ta ngăn chặn cái sai do thiếu tập trung gây ra.
 
Ví dụ ta đi làm về nhà, ta để mọi thứ (điện thoại, bóp, cặp, thẻ đeo, chìa khóa...) ở đúng 1 vị trí duy nhất trong nhà. Dần dần ta hình thành thói quen. Cho dù sáng hôm nào đó, đầu óc ta bấn loạn, ta vẫn không thể quên món gì khi ra khỏi nhà. Ra khỏi nhà mà quên điện thoại thì phiền thế nào mọi người cũng biết.
 
Do đó, bản chất của 5S là MỘT QUÁ TRÌNH UỐN NẮN thói quen cho người lao động. Người Mỹ không thích gọi 5S, họ thích dùng Habit Development.
 
Ví dụ hình 1, tại sao người ta lại vẽ đường viền quanh cây chổi. Đó là cách để uốn nắn thói quen cho mọi người, dần dần khi cần cây chổi, họ sẽ đến đúng chổ đó, và ai cũng thế. 
Thay đổi thói quen cho 1 người đã khó. Thay đổi thói quen cho cả 1 tổ chức không hề đơn giản thế nào, nó cần thời gian và phương pháp đúng.
 
Những không thể không làm.
Thói quen không tốt là tổn thất có thể đo bằng tiền.
 
Một doanh nghiệp Hàn Quốc mà chúng tôi từng làm việc, họ có thể tiết kiệm khoảng 100 ngàn USD/năm chỉ mỗi có việc xây dựng thói quen cất dụng cụ đúng chỗ cho công nhân bảo trì (20% thời gian sữa chữa máy móc của công nhân bảo trì là đi tìm dụng cụ, bạn có thấy lãng phí kinh khủng chưa).
 
Trong quá trình triển khai 5S, không nên đốt cháy giai đoạn theo 5 chữ S đã đưa ra, mà "muốn nhanh thì phải từ từ" vì nó liên quan đến con người. Con người không phải là cái máy, không thể ngủ 1 đêm sáng dậy là thay đổi liền.
 
Do đó, 1 quá trình triển khai 5S thành công là khi ta thay đổi được thói quen tốt cho người lao động. Còn chưa thay đổi được thói quen, nghĩa là chưa thành công.
Liên quan đến 5S có 1 khái niệm rất thú vị đó là POKA YOKE - Mistake Proofing. Có nhiều cái sai do sự thiếu tập trung của con người gây hậu rất lớn, do đó buộc phải nghĩ cách làm sao cho người làm việc MUỐN SAI CŨNG KHÔNG ĐƯỢC. Ở hình 2, bạn sẽ thấy, người y tá có muốn cấm sai chấu cũng không được ! (nếu không làm như vậy, cấm sai chấu thì hậu quả sẽ thế nào).
 
 
 
ThS. Huỳnh Bảo Tuân
 Giảng viên Khoa Quản lý Công Nghiệp - ĐHBK TpHCM
 
Tham khảo thêm trên diễn đàn: 5S và lý do phải 5S
 
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team