Những đất nước y tế phát triển - đi trước chúng ta vài chục năm, họ đã triển khai các chương trình Quản lý chất lượng - An Toàn Người Bệnh, họ làm Quản Lý Nguy Cơ, họ đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng quản lý cho nhân viên y tế, họ tìm mọi cách nâng cao năng lực cảm xúc cho nhân viên y tế, đánh thức nội lực cá nhân của nhân viên y tế..vv..
Nhìn hình ảnh này chạnh lòng quá phải không cả nhà ơi !? Vì nó đúng !!?
Nhưng không phải chỉ ở Việt Nam, quê hương chúng ta mới có chuyện này mà là tất cả mọi nơi trên thế giới đều có, chỉ là ít hay nhiều trong thời điểm hiện tại..!!
Tất cả những điều trên chúng ta đều có thể làm được, chúng ta đang làm nhưng cần nhiều hơn, mạnh hơn, cần nhiều nhân viên y tế - đồng nghiệp biết đến - cần cả người sử dụng dịch vụ y tế biết đến...!!
Ai sẽ giúp chúng ta hay chính chúng ta phải tự giúp chính mình !?
Tôi chọn cách tự mình giúp mình và làm mọi điều trong khả năng của mình trước đã !!
We can !!
Linh Phan
Ý kiến trao đổi của các Anh Chị trên Diễn Dàn:
Nguyễn Nhật Hoàng: Động lực là lương ch ơi. Một luồng quan điểm: lương thấp thì sao đòi dịch vụ tốt (lính lác). Luồng khác ý kiến: làm chưa tốt mà cứ đòi lương cao (sếp).
Archimedes từng nói "hãy cho tôi điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên".
Nếu lương thảo ok, tôi sẽ làm tốt, tôi không làm được lúc đó cứ sa thải.
Linh Phan: Lương từ đâu !? Con gà hay quả trứng có trước !??
Nguyễn Nhật Hoàng: Chuyện con gà hay quả trứng không quan trọng chị ơi. Mà quan trọng là người nuôi con gà đó và quả trứng đó, nếu họ thịt con gà thì chẳng còn quả trứng nào và ngược lại (vì xét tình hình thực tế thì không thể nào tồn tại được con gà hay quả trứng bị "thả rông" cả - lên bàn nhậu hết :D)
Nói vui là vậy, NVYT không khác gì người nuôi con gà và quả trứng, trên bức hình NVYT còn là vai trò giữ 4 cái kia lại với nhau, nếu áp lực khiến NVYT không tồn tại thì tất cả 4 cái xung quanh như chị nói đều tách ra 4 hướng.
Vậy suy cho cùng NVYT sẽ là trung tâm.
Còn chuyện lương là chuyện của mấy ông trên, liên quan chính trị nên e không đụng tới.
Linh Phan: Nguyễn Nhật Hoàng Khi nào Anh Em hiểu lương từ chính mình làm ra, mình có nhiều cơ hội để tự cải thiện đồng lương của mình thì câu chuyện sẽ khác. Mong lắm ngày đó Hoàng ơi!
Van Nguyen Bich: Vấn đề không phải là lương cao hay thấp đâu bạn Nguyễn Nhật Hoàng. Nếu người nhân viên biết rõ sếp của họ đã cố gắng hết sức vì họ và người bệnh. Nếu họ biết rõ nguồn thu chi (công khai minh bạch) thì họ không đòi hỏi sếp phải đáp ứng yêu cầu phi lý về thu nhập đâu. Quan trọng là họ đòi hỏi người sếp phải toàn tâm toàn ý vì công việc chung, biết cách lãnh đạo đồng thời phải biết quản lý kinh tế, không để thất thoát, lãng phí và công khai minh bạch về tài chính.
Nguyễn Nhật Hoàng: Trong cái hình có 1 nhóm đó là xã hội. Vậy xã hội là gì ạ? Là rình rập của báo chí khi làm sai, là giá cả, nhu yếu phẩm, là gia đình con cái....
Vậy yếu tố chi phối xã hội mạnh nhất là gì ạ. Dạ vẫn là lương.
Thực vậy. Lương là cái đó thể thay đổi được. Còn 3 cái: lãnh đạo, bệnh nhân, bhyt là không thể.
1.Không để bắt lãnh đạo tốt lên được vì bản tính khó giời.
2.Vì tính không biết tự bảo vệ SK cũng như là tự giết nhau của người VN mình nên lượng BN sẽ không bao giờ giảm.
3.BHYT chỉ nghĩ lợi ích cho tổ chức mình (vì họ cũng kinh doanh) nên xiết được thì càng xiết.
NVYT lúc có thời cơ sẽ chọn nơi lương cao, cơ sở tốt thì đương nhiên lãnh đạo ở đó sẽ tốt, thoải mái trong công việc để phục vụ BN và đối phó BHYT.
Vậy có người hỏi là ở nơi vùng sâu vùng xa, người dân nghèo...ai sẽ lo, dạ cái đó nhà nước sẽ lo.
Thế hệ tụi e sinh ra là phát triển chứ không phải thợ hàn để sửa chửa, đắp vá lỗi cho thế hệ trước.
Linh Phan: Càng đọc những chia sẻ của Em, Chị biết con đường mình đi còn dài và còn nhiều điều thú vị lắm đó Nguyễn Nguyễn Nhật Hoàng ơi !! Mong rằng ngọn lửa Chị đã có sẽ duy trì được lâu thật lâu.
Nguyễn Linh: Ok, bức tranh trực quan toát lên tất cả, nhưng cho thêm 1 nhánh nhỏ nhé, không kém phần quan trọng là sự đố kỵ của 1 bộ phận nhân viên ....gần cổng trời...họ thích gần cổng..., họ không thích những người họ cho là bày chuyện...mà cũng đúng thôi vì họ đâu ở gần người bệnh, họ đâu phải là người đối mặt với những tình huống liên quan đến chuyện sống còn...nhưng họ lại là người có nhiều cơ hội ra vào và ở gần cổng hơn, có đáng để những người thích bày chuyện bày nữa không...bắt đầu hãy sống cho bản thân và gia đình ...còn kịp đó Kimtuyet Phanthi. Sung sướng nhất là hết giờ không còn nghĩ đến chuyện mình còn nợ ..công việc với mọi người...mai nhé...không xong ...mai nhé... cứ như thế chuyện cá nhân, chuyện nhà mình được hơn... Niềm vui mới!
Kimtuyet Phanthi: Rất đúng luôn. Rất nhiều người không thích làm, không thích thêm việc, không biết thực tiễn nhưng là thánh phán, có nhiều cơ hội để phán hơn các anh chị em đang lăn xả ở lâm sàng, đầy nguy cơ rình rập, mệt lả người ngồi ăn uống trật giờ cũng bị phán xét. Linh Phan ơi, lòng đố kỵ là một cản lực cực lớn cho những ý nghĩ tích cực. Không làm gì nhưng canh vào sai sót của những người làm mà phán xét. Mà muốn không có sai sót chỉ có một cách là không làm gì, làm thì phải có sai, và lại có cơ hội bị phán xét ,bị chăm chú vào cái chưa hoàn thiện nhỏ xíu mà không nghĩ đến việc đã được
Hue Vo: bay gio sep ngoi tren chi xuong ko, hiem thay sep nao thau hieu nhan vien
Van Nguyen Bich: Bạn Hue Vo nói đúng đó nhưng chưa đủ. Hầu hết các sếp đều trưởng thành từ nhân viên. Vì vậy đa số đều hiểu nhân viên cần gì ở người lãnh đạo. Nhưng giữa việc hiểu và hành xử của sếp có là một không lại là chuyện khác. Chỉ cần sếp biết đặt mình vào vị trí của nhân viên thôi là có thể làm được rất nhiều việc cho nhân viên, qua đó là cho người bệnh. Ở bức hình trên, nếu sếp và nhân viên ở cùng 1 team, cùng khoác tay nhau vì 1 mục tiêu chung thì NVYT sẽ bớt đi nhiều áp lực, người bệnh sẽ được hưởng lợi.
Lily Trang Pham: Đọc comment thú vị thật.
Em thì nghĩ nếu bỏ xã hội ra, đừng kéo NVYT mà làm thành 1 vòng tròn bao hết NVYT và 3 lực kéo còn lại, sẽ nhìn thấy 1 hình ảnh phù hợp hơn với thực trạng hiện nay. Không chỉ NVYT mà những lực kéo khác vẫn phải bị chi phối bởi xã hội.
Ah, sao mình không vẽ chuỗi thức ăn xem đối tượng nào dễ bị "nuốt nhất" nhỉ? :) Hay là vẽ các vòng tròn giao thoa để xem nếu thay đổi vị trí nơi giao thoa thì sẽ thành thế nào.
Mỗi người, mỗi vị trí sẽ có hình và nhân vật khác nhau đó Chị. Nếu là lãnh đạo thì sẽ thấy hình thế nào nhỉ? Trước giờ toàn thấy nhân viên vẽ "thân phận bọt bèo" thôi, nếu là lãnh đạo chắc cũng sẽ "bọt bèo" kiểu khác Chị nhỉ hihi...
Em nghĩ cần để lãnh đạo trải lòng nhiều hơn để nhân viên hiểu được vì sao lãnh đạo phải đưa ra quyết sách như vậy, họ bị áp lực từ đâu. Có "lắng nghe" nhau mới "thấu hiểu" được, và có vậy nhân viên mới có thể xem là leader. Chứ nếu chỉ lãnh đạo biết mà nhân viên không biết thì lúc nào nhân viên cũng xem lãnh đạo là "boss vạn tuế" thôi
Hồng Vân: Em nghĩ vấn đề truyền thông nội bộ sẽ giải quyết được sự thấu hiểu của nhân viên với quyết sách của lãnh đạo. Không phải nhân viên nào cũng có thể hiểu tại sao lãnh đạo lại quyết định một mục tiêu mới cho tổ chức hay là những định hướng phát triển lâu dài của tổ chức hoặc tại sao sếp lại quản lý lúc thì dân chủ lúc thì độc đoán đâu.
Trần Thanh Thủy: Em chào chị! E đi học một lớp CSK công đồng các thầy cũng đê câp rất nhiều đến ( Nâng cao năng lực cảm xúc cho NVYT, đánh thức nội lực cá nhân của NVYT) e nghĩ ko ai giúp chúng ta băng chính chúng ta phải giúp chúng ta. Để hoàn thiện cùng với guồng quay thuận chiều của ngành y trong giai đoạn Quản lý chất lượng va An Toàn nguoi bệnh. E đã và đang khơi nguồn cảm xúc của ĐDV của bệnh viên em và từ đó se hy vọng đánh thức nội lực cá nhân của ho. Trong thời gian qua áp dung e đã nhận thấy hiêu quả thực sư : Không có đơn thư khiếu kiên, không có sự phàn nàn của người bệnh đên khám bệnh và các bạn ý thức được phải thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuât, kỹ năng giao tiếp. trong quá trình xuyên suốt chăm sóc người bệnh năm điều trị tại BV
Linh Phan: Rất cảm ơn chia sẻ của bạn! Đây là con đường chúng ta sẽ đi.
Van Nguyen Bich: Đọc comment của các bạn thấy còn nhiều vấn đề cần trao đổi:
1. Chúng ta đang bị cái hình trên ám thị. Không ai phân tích cái hình đó đúng với đơn vị mình không? Nếu chưa đúng thì cần thay đổi thế nào?
2. Ai cũng biết NVYT chịu nhiều áp lực. Riêng đặc thù công việc là liên quan trực tiếp đến con người, đến sức khỏe con người đã đủ để tạo áp lực rồi. Nhưng nếu nhìn rộng ra thì có nghề, có người nào lao động kiếm tiền mà không phải chịu áp lực đâu?
3. Hình này vẽ NVYT là trung tâm và chịu áp lực chi phối từ 4 đối tượng còn lại. Nhưng nếu ta chọn bất cứ đối tượng nào làm trung tâm thì cũng có thể vẽ được cái hình chịu đầy áp lực như vậy. (Trừ đối tượng Xã hội không cụ thể)
4. Ta chưa hiểu hình này ai vẽ, vẽ với mục đích gì? (Bối cảnh ra đời của bức hình). Tôi thì nghĩ đây là hình vẽ để phân tích và tìm ra giải pháp tháo gỡ, giảm bớt tác động tiêu cực và tăng tác động tích cực lên NVYT dưới con mắt của chuyên gia QLCL. Và ta cùng nhau phân tích theo hướng này sẽ thú vị và bổ ích hơn rất nhiều
5. Người bệnh thì lúc nào cũng là NB (cứ có bệnh thì là NB rồi). Nhưng bác sỹ mà không có NB thì đâu còn là BS? Vì thế chúng ta có đi đâu thì cũng để hành nghề, hay nói đúng hơn cũng cần có NB mới có thu nhập. Vậy sao ta không cùng nhau tìm cách để thu hút NB và tăng thu nhập ngay tại nơi chúng ta đang làm. Việc này không dễ và không thể thay đổi 1 sớm 1 chiều. Nhưng nếu ta đồng lòng và cùng nhau làm thì chắc chắn làm được.
6. Với đơn vị tôi, chúng tôi luôn cố gắng để tất cả NVYT đều hiểu: lãnh đạo và nhân viên đều cùng chung 1 mục đích và cùng nhìn về 1 hướng. Chúng tôi là 1 team chứ không giống như cái hình trên. Trong team ấy thì lãnh đạo làm gì, nhân viên làm gì để đạt đến mục đích chung.
CLB QLCL-ATNB