linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Thảo luận về mô hình Điều Dưỡng hỗ trợ đánh máy ở KKB

Khởi đầu bằng câu hỏi của Bạn Hồng Vân: mong các anh chị chia sẻ về kinh nghiệm triển khai tại khoa khám bệnh. Có ai nghiên cứu hiệu quả giữa 2 mô hình tổ chức bs phòng khám có điều dưỡng hỗ trợ đánh máy, các thủ tục khác, bs chỉ khám + kê đơn bằng cách đọc cho dd chọn trên máy; so với phòng khám chỉ có bs với máy tính, họ tự chỉ định cls + chỉ định thuốc + xem kết quả xn trên máy? Có bv nào làm nghiên cứu so sánh hai cách thức tổ chức này chưa?
Và sau đây là những chia sẻ - thảo luận của các Anh Chị trên Diễn Đàn CLB QLCL-ATNB:
 
Linh Linh O BV L đang cải tiến để BS trực tiếp đánh toa. Ra chỉ định CLS xem kq trên máy tính. Cond điều dưỡng hổ trợ phần hành chánh. Hướng dẫn và lấy dấu hiệu sinh tồn của NB. L chưa làm nghiên cứu nhưng L thấy nó có những vấn đề này:
1/ Điều dưỡng hổ trợ đánh máy, tạo chỉ định CLS, gọi BN vào cho BS khám. Làm hồ sơ Ngoại trú hoặc Nội trú( nếu BN nhập viện). Đo Huyết áp, lấy nhiệt độ, cân nặng. Hướng dẫn NB... Bs chỉ có việc khám. Đọc toa thuốc. Đọc chỉ định CLS. 
Khi có vấn đề như tạo CLS sai. Nhập thuốc lộn. Có một số Bs không chịu trách nhiệm chung mà vẫn cho lỗi của điều dưỡng ( mặc dù khi in chỉ định ra BS là người ký tên) đã có điều dưỡng phải tự bỏ tiền túi ra trả cho BN phần CLS sai. DD làm quá nhiều công việc cùng một lúc mà thời gian khám 1 NB có khi không quá 5p, thiếu tập trung đôi khi điều dưỡng hướng dẫn NB cũng không tận tình. Nếu như phòng bệnh đông có khi không kịp để đo Huyết áp. Tiếp xúc thiếu sự quan tâm...
2/ BS đánh máy điều dưỡng sẽ có thời gian để chăm sóc hoặc hướng dẫn NB kỹ hơn. Nhưng ngược lại Bs sẽ không khám BN kỹ mà chỉ tập trung đánh máy. Một số BS không quen đánh máy. Phải gỏ từ từ.... Nhưng hạn chế sai chỉ định CLS và nhất là không lộn thuốc như Điều dưỡng. 
Đó là những gì L nhìn thấy được qua 2 mô hình.
 
Bên L hiện điều dưỡng chỉ hổ trợ cho các bác sĩ lớn tuổi. Còn các Bs khác đang tập làm quen với chương trình của BV. Đương nhiên thời gian đầu vẫn cần điều dưỡng hổ trợ. L nghĩ nếu Bs thao tác thành thạo rồi vẫn sẽ có thời gian để khám và trao đổi với người bệnh. Quan trọng phần mềm IT hổ trợ. 
Vd: uống lại toa thuốc cũ chỉ cần lấy lại toa cũ in ra. 
Xét nghiệm ktra tq thì chỉ cần soạn sẵn bộ xn nếu cần làm thêm thì khi đó mới tạo thêm cls cần thêm. Chỉ một cái
Click là ra bộ chỉ định... quan trọng Bs phải chịu khó làm quen với chương trình và yêu cầu phòng IT làm những yêu cầu tắt...
 
Thị Thu Hà Nguyễn Bv mình có đ d giúp bs tích rồi in chỉ định CLS và kê đơn thì bs đỡ vất vả dành thời gian khám và trao đổi với NB, sẽ khám được nhiều BN hơn. Ở một số bv Ha noi ma mình biết thì bs vừa khám vừa đánh máy mà lại làm chậm nữa ko chuyên nghiệp như mấy bạn Đ d viện mình, chờ mà thấy sốt hết cả ruột. Thời gian ngồi cùng Bs nhiều đó nhưng toàn là mò máy tính thôi, thời gian cho NB có được là bao nhiêu. Còn việc chỉ định CLS bs là người ký thì phải kiểm soát, Kê đơn thuốc bs phải xem trước khi đẩy máy, sai bs phải là người chịu trách nhiệm chính chứ.
 
Duocsuw Hoang Bv mình do bs ít nên phải cần sự hợp tác tich cực của các bạn đ d . Qui trình tiếp bệnh cũng khác. Các bạn chăm sóc khách hàng phân nhóm ưu tiên và không ưu tiên, đính số thứ tự. Đ d đo huyết áp ghi giờ tiếp xếp phòng. Đ d nhập máy ( tùy theo số lượng bênh mà điều phối máy nhập phù hơp. Lúc này bn nhân đã đến phòng được phân bổ. Vào bên trong phòng khám bs khám, chjr định cân lâm sàng, kê đơn...vào sổ khám bệnh. Đ d nhập và in chỉ định cận lâm sàng hoặc đơn thuốc ( lúc này bs đã khám bn tiêp theo) in xong bs ký y lệnh hoăc kiểm tra đơn thuốc) chuyển sang nhóm in phiếu 01, lúc này bn đã đên khoa cls sàng hoặc chờ lĩnh thuốc. Đơn vị mình đánh giá thấy nhanh hơn mỗi bs phải làm riêng lẽ. Còn kiểm chứng sai đúng về y lệnh thì có sổ khám bệnh đối chứng.
 
Justin Dang Theo em thì để điều dưỡng nhận bệnh tập trung theo từng khu vực, sao đó phân bổ đến các phòng. BS chỉ ngồi trong pk rồi cho các chỉ định. Sau đó, điều dưỡng sẽ hd bn tiếp tục. Đỡ tốn kém nhân sự
 
Hồng Vân Em định làm theo quy trình 1 chiều như sau: điều dưỡng cân, đo ha, mạch, ...sau đó phân loại nb vào phòng khám. Chia làm 3 loại: khám, cấp toa cho về đối với th mạn tính, khám chỉ định cls sau đó đọc kq tư vấn, khám làm xn hẹn lần sau tái khám. Căn cứ tỷ lệ mặt bệnh mà chia số lượng pk cho phù hợp. Vd: 2 mạn tính, 2 cls kê toa, 1 cls không kê toa,....sau đó đến trạm hd nếu làm cls, có 2 trạm nhận và soạn hồ sơ về để nb k phải đi lấy xn đưa về cho minh mà mình tư thu nhận và hoàn thiện cho nb.
 
Long Chan Dear bạn Vân, hiện tại khoa khám bệnh UMC đã đang sử dụng mô hình thư ký y khoa tại các phòng khám. Vai trò TKYK trợ giúp BS kiểm tra thông tin NB khi vào khám, nhập chẩn đoán với mã ICD theo y lệnh Bs, giúp BS 1 phần cho việc nhập toa thuốc trên hệ thống ehospital và hướng dẫn NB sau khi hoàn tất thủ tục Khám chữa bệnh cũng như hẹn tái khám. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu công việc, các TKYK được đào tạo thêm các kỹ năng nhận định và phân loại NB cơ bản, học cách đo cân nặng chiều cao, huyết áp, thân nhiệt theo chuong trinh yêu cầu rieng của UMC từ các giảng viên bên Đại học Y dược TP HCM để hỗ trợ NB tốt hơn. 
 
CLB QLCL ATNB
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team