linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Té ngã trong bệnh viện - Tốn bao nhiêu chi phí điều trị thêm?

Chưa có nghiên cứu thống kê nào cụ thể tại VN cho vấn đề chi phí phát sinh thêm cho việc điều trị các ca té ngã trong thời gian nằm viện

 Em xin phép đưa ra một ca lâm sàng tại một BV hạng I ở Việt Nam, với chi phí phát sinh cụ thể của trường hợp này như sau:

***
Ca lâm sàng: (thục tế tại 1 BV tuyến I tại Việt Nam)
 
B/n nữ, 60 tuổi, đang điều trị K buồng trứng giai đoạn III. Nhập viện từ ngày 05/12/2017 để hóa trị theo lộ trình. Ngày 19/12/2017 b/n đi vệ sinh có người nhà đi theo hỗ trợ, tình trạng đang chuyền dịch, có kẹp theo cây móc bình dịch, đột nhiên khụy xuống té gãy xương đùi T (người nhà không đỡ kịp). Khắc phục: cho chụp XQ xương chậu, bó bột xương đùi T. Xuất viện ngày 28/12/2017 (thêm 9 ngày so với dự kiến xuất viện)
***
Chi phí điều trị phát sinh do té ngã: (Giá BHYT, b/n hưởng 100% BHYT)
* Kéo dài thời gian nằm viện 9 ngày. 200k/ ngày / giường => 1.800.000 đ
* Chụp XQ: 69.000 đ
* Bó bột xương đùi: 611.000 đ
* Thuốc phát sinh thêm từ té ngã: 276.000 đ (cefuroxime/ tatanol/ voltaren)
* Chi phí nhân lực phát sinh để xử lý/chăm sóc b/n sau té ngã: không thống kê được chính xác. Nhưng khoảng 3h/1 nhân viên dẫn b/n đi chụp XQ và bó bột. Các thời gian hướng dẫn, theo dõi sau bó bột không tính. 
*** Tổng cộng: 2.756.000 đ + kéo dài thời gian nằm viện 9 ngày + 3h làm việc của nhân viên y tế.
Chi phí nhập viện lại để tháo bột + chăm sóc sau đó chưa được tính đến.
(Edit: thời gian hội chẩn của Bs NgCTCH và Bs tại khoa chưa được tính đến)
 
***
Bàn luận:
 
- Nhóm phân tích nguyên nhân gốc làm việc với khoa và b/n để thử tìm hiểu nguyên nhân gây té cho b/n. Nhân viên khoa và người nhà b/n cho biết trong ngày xảy ra sự cố, sàn nhà khô ráo, sàn toilet ướt nhưng b/n té khi chưa kịp vào toilet, sàn phòng bệnh thiết kế có ma sát, không trơn trượt. Lúc b/n té có mặt người nhà. => loại bỏ nguyên nhân môi trường gây té ngã.
- Nhóm phân tích tiếp tục xem HSBA: chẩn đoán bệnh chính: K buồng trứng, không có bệnh kèm, chưa có biến chứng. Thuốc đang điều trị đều là thuốc đặc trị ung thư và NaCl 0.9%, không có thêm thuốc gì đặc biệt.
- Phỏng vấn trực tiếp b/n: B/n có tiền sử đái tháo đường typ 2 cách đây 2 năm, tăng huyết áp lâu năm, thiếu máu. Cả 2 bệnh mãn tính ĐTĐ và tăng HA đều đang dùng thuốc điều trị, nhưng khi vào viện thì nghĩ là Bs có cho thuốc của BV rồi nên không khai báo + không đem thuốc ở nhà theo. Hai ngày trước khi xảy ra té, b/n do tác dụng của thuốc điều trị ung thư không muốn ăn, liên tục nhịn đói 2 ngày. Bs/Đ.D không biết, người nhà không nói vì nghĩ chắc BS biết rồi !!!
- Kết luận của nhóm phân tích: nghi ngờ té do hạ đường huyết/ lên huyết áp/suy nhược cơ thể. Nguyên nhân có thể phòng ngừa nếu áp dụng bảng phân loại nguy cơ té ngã (Risk assessment tool) ngay từ đầu và giao tiếp tốt hơn giữa BS, Đ.D và người nhà/ bệnh nhân.
 
***
 
Ở BV của anh/chị, thời gian và chi phí tốn kém cho các ca té ngã xảy ra trong BV có tương tự như thế này không ạ? Một năm thì thực sự xảy ra bao nhiêu ca té ngã?
 
***
Lê Gia Lộc
P.QLCL Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team