Trong bối cảnh nhu cầu y tế tăng cao, quá tải bệnh viện là vấn đề toàn cầu, chứ không chỉ riêng gì Việt Nam. Bản thân tác giả bài viết này cũng đã từng "nằm hành lang chờ giường" tại một BV công mới toanh của Sydney - xây mất hơn tỉ đô.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nguyên nhân dẫn đến quá tải giường không chỉ do nhu cầu của nhiều người bệnh ở đầu vào (input) cấp cứu, mà còn do việc quản lý đầu ra (output) xuất viện không hiệu quả. www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3511236/
Việc này dẫn đến vấn đề "tắc giường" (bed blocking), và cảnh có người thì nằm hành lang chờ giường, trong khi có người thì nằm trên giường chờ được cho về.
Vậy làm sao để quản lý xuất viện cho hiệu quả? Đây là một vấn đề còn cần được bàn nhiều.
Để khởi đầu cuộc thảo luận, mình xin chia sẻ một công thức xuất viện đang được áp dụng tại các BV của Úc, tên là TARGET:
- T = Talk: nói chuyện với người bệnh và người nhà, cung cấp thông tin về kết quả điều trị và thời gian xuất viện
- A = Allied Health: hướng dẫn về các dịch vụ chăm sóc ngoài bệnh viện, trong cộng đồng - như vật lý trị liệu, chăm sóc vết thương, v.v.
- R = Reconciliation of Medication: duyệt lại những thuốc đang uống, và vừa được kê (bao gồm cả các thực phẩm chức năng có hiệu ứng phụ)
- G = General Practitioner : liên lạc và chia sẻ bệnh án và kế hoạch chăm sóc với bác sĩ gia đình của người bệnh
- E = Equipment: người bệnh có cần thiết bị hỗ trợ gì để mang về không - nạng, xe lăn, tay nắm vịn cho nhà tắm, máy thở, dụng cụ chăm sóc vết thương
- T = Transport: lên kế hoạch xem người bệnh sẽ về nhà như thế nào - người thân đón, hay đi xe bệnh viện
Những bệnh viện áp dụng công thức này sẽ có chương trình gọi là TARGET 24h - nghĩa là mục tiêu trong vòng 24 tiếng trước khi người bệnh được xuất viện, thì phải đảm bảo 5 việc này được hoàn tất - theo dõi bằng một checklist kèm trong bệnh án.
Với checklist đơn giản này, nhân viên y tế sẽ đỡ mất thời gian theo dõi và chờ đợi nhau. Việc xuất viện do đó sẽ an toàn và hiệu quả hơn.
Ở bệnh viện của bạn đã có quy trình ra viện chưa? Áp dụng thế nào? CHIR rất mong được nghe ý kiến của các bạn.
Bạn Mai () chia sẻ thêm: Cái checklist về TARGET này hay anh Trí ạ, nhất là nếu được đưa vào như 1 phần bắt buộc của bệnh án. Đọc bài chia sẻ xong em cũng thử search chút xem các nghiên cứu về việc xuất viện hiệu quả tránh delay thì tìm được 1 cái tổng quan hệ thống (systematic review) về vấn đề này khá hay và hệ thống mọi người ạ. Đây là link bài báo: https://www.hse.ie/.../systematic-literature-review...
Theo tổng quan này họ tổng hợp được 85 nghiên cứu có chất lượng về các can thiệp giúp tăng cường về các can thiệp để làm giảm delay xuất viện, chia thành 10 nhóm can thiệp ở các mảng: (1) chăm sóc chuyển tiếp; (2) lâm sàng; (3) cấp cứu; (4) sau xuất viện; (5) chăm sóc sức khỏe ban đầu; (6) chăm sóc tại nhà; (7) trước xuất viện; (8) y tế điện thoại điện tử (9) bệnh viện tại nhà (10) chăm sóc tại nhà như vậy là có input-through-output như anh Anthony chia sẻ. Bài bào khá hay, nếu hôm sau dịp tóm tắt lại được cũng là 1 topic hay để trao đổi đó ạ. Tiện bài post của anh Trí đang bàn về trước khi xuất viện, trong bài tổng quan này tổng hợp đc 7 nghiên cứu về các mô hình can thiệp trước khi xuất viện (pre-discharge) với mong muốn đảm bảo quá trình xuất viện nhịp nhàng và an toàn. Bài có chỉ ra các thành phần chủ yếu trong các can thiệp trước xuất viện ở 7 NC này bao gồm: giáo dục hướng dẫn cho bệnh nhân (patient education), đánh giá bệnh nhân (patient assessment), lập kế hoạch xuất viện cá nhân (individualised discharge planning), gọi điện hoặc đến gặp theo dõi (follow up visits/ calls), lộ trình chăm sóc lâm sàng (clinical care pathway) hoặc phục hồi chức năng (rehabilitation). Tuy nhiên, tổng quan từ 7 NC chỉ ra các can thiệp trước xuất viện này chỉ mang lại 1 ít kết quả tích cực. Nhưng đáng chú ý là trong 7 NC có 1 NC phân tích gộp (meta-analysis, nghiên cứu có giá trị nhất trong các loại hình nghiên cứu) trên 1736 người già với bệnh mãn tính cho thấy can thiệp sử dụng mô hình “Kế hoạch xuất viện sớm (Early discharge planning-EDP)” có giảm đáng kể tình trạng tái nhập viện (readmission). Trong đó, nhóm EDP có tỷ lệ nhập viện giảm 22% so với nhóm ko can thiệp, ko có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong và hài lòng người bệnh, và nhóm EDP có điểm chất lượng cuộc sống cao hơn có ý nghĩa thống kê sau 2 tuần và 3 tháng điều trị so với nhóm ko can thiệp (Fox, M. T., Persaud, M., Maimets, I., Brooks, D., O'Brien, K., & Tregunno, D. (2013) Effectiveness of early discharge planning in acutely ill or injured hospitalized older adults: a systematic review and meta-analysis. BMC Geriatrics 13(70). doi: 10.1186/1471-2318-13-70). Chắc phải nghiên cứu kĩ thêm cái EDP này vs cả bài tổng quan rồi xem có cái gì thực tế với Việt Nam ko để chia sẻ và áp dụng ^^
Ths. Trần Đặng Minh Trí