Tôi cũng là người sử dụng dịch vụ, tôi cũng là một người làm CTXH, Tôi cũng là một người làm tham vấn tâm lý và tôi đang có nhưng trăn trở ...Xin được chia sẻ với anh/chị và các bạn một tình huống mà mình được biết thông qua trải nghiệm sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại một bệnh viện lớn, tuyến TW trong đầu tôi tự đặt ra các câu hỏi ngay tại thời điểm đó?
1. Nhân viên CTXH trong bệnh viện (BV này đã có phòng CTXH) đang ở đâu? Họ đang làm gì? và nếu họ muốn hỗ trợ trong trường hợp này? họ sẽ phải làm gì, cách thức, phương pháp tiếp cận cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý cho bệnh nhân thực hiện được vai trò, trách nhiệm của một nhân viên CTXH trong bệnh viện như thế nào? ...
2. Các bác sĩ /điều dưỡng có được biết đến các kiến thức về tâm lý như (tâm lý học sức khỏe, Tâm lý học giao tiếp, tâm lý học người bệnh...hay không?
3. Nếu trong chương trình học họ chưa có điều kiện để được học các kiến thức này này, vậy khi làm việc tại bệnh viện, họ có được tham gia lớp ngắn hạn, hay được nghe chia sẻ về những thông tin như trên đã nêu hay không?
*** Trên đây là những câu hỏi lớn cho một trong những tình huống mà tôi được chứng kiến khi trong quá trình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe dưới đây.
@ Bối cảnh trong phòng và ngoài hành lang có khoảng 20 - 30 bệnh nhân.Trong khi chờ đợi đến lượt khám của mình. Tôi ngồi xếp sau một bệnh nhân nữ tên H (tôi đặt code cho cô ấy), 22 tuổi. Sau khi được bác sĩ khám lâm sàng, có các kết quả xét nghiệm, cô ấy quay trở lại phòng bác sĩ để đọc kết quả và tư vấn (với nét mặt tỏ rõ sự lo lắng):
BS/ĐD: Có 3 người 2 nam và 1 nữ.
- BS/ĐD Nữ (với tone giọng bình thường, nét mặt bình thường) hết sức ngắn gọn em bị ...giờ em phải cắt tử cung. Nếu không để lâu sẽ dẫn đến bị ung thư. Em quyết định thế nào?
- H: Chưa biết đưa ra câu trả lời thế nào, ngập ngừng chưa thốt lên lời (Gương mặt lo lắng, sợ hãi, đôi mắt như muốn rơi cái gì đó mà có lẽ trong trường hợp này nó có thể rơi một cách rất tự nhiên....)
- BS/ĐD Nam: Nào em có con chưa?
- H: Dạ Em chưa
- BS/ĐD Nam: em có chồng chưa?
- H: Dạ Em chưa ạ
- BS/ĐD Nam: em có người yêu chưa?
- H: Dạ Em chưa ạ
- BS/ĐD Nam: Thế làm thế nào bây giờ? Thôi em về nói chuyện với gia đình, tìm người yêu lấy chồng có con rồi em phải đi phẫu thuật cắt.
- H: Cứ ngồi đó tần ngần, gương mặt cô thể hiện sự lo lắng sợ hãi hơn...cứ nhìn bác sĩ và cũng không thốt lên lời.
- BS/ĐD Nam (tone gióng bắt đầu cao lên): Thế bây giờ em quyết định thế nào?
H: Vẫn cứ ngồi ở đó và lí nhí điều gì đó...(Cô ấy vẫn chưa khóc, nhưng tôi biết trong đầu cô chắc như muốn nổ tung ra....)
- BS/ĐD Nam khác (Tỏ vẻ khó chịu, bực giọng ): Thôi đã tư vấn cho là giờ một là về lấy chồng có con rồi cắt, hoặc làm thủ tục cắt luôn. Em quyết định đi.... thôi thôi về nhà nói chuyện với gia đình rồi quyết định thế nào quay lại đây...
- H: Vấn ngồi đó tầm vài chục giây, rồi lưỡng lự đứng lên đi ra ngoài...
*** (Còn tôi thì vẫn ngồi đó, và chợt cuốn vào những suy nghĩ về cô ấy...Cô ấy đang cảm thấy thế nào? Cô ấy muốn nói ra điều gì? rồi cô ấy sẽ quyết định như thế nào đây? làm thế nào để cô ấy có thể bản lĩnh và giải quyết vấn đề của mình...)
*** Và tôi nghĩ thêm (BS/ĐD nếu anh/chị đặt mình là cô ấy, anh chị nhận được một kết quả về bệnh tật của mình như vậy? Anh chị sẽ cảm thấy thế nào? ngay trong lúc đó ...Anh/chị có đủ tỉnh táo để đưa ra quyết định trong một vài phút thúc giục như vậy không ạ?...)
@Trên đây chỉ là một tình huống nổi bật mà tôi được chứng kiến, khi trải nghiệm dịch vụ tại một bệnh viện tuyến TW. Còn rất nhiều tình huống dở khóc dở cười, không biết nói sao chỉ trong 3 ngày trải nghiệm dịch vụ. Tôi cũng đang có khá nhiều trăn trở và ấp ủ cho dịch vụ tham vấn tâm lý tại bệnh viện. Rất mong nhận được sự chia sẻ ý kiến, nhận định, đánh giá, và khuyến nghị của các nhà chuyên môn, các anh chị em đồng nghiệp quan tâm nhằm phát triển hiệu quả dịch vụ CTXH trong bệnh viện và chúng ta có thể đi từng bước chậm và phù hợp...
Trân thành cám ơn!
Mai Thanh Vũ