Lương là câu chuyện đau đầu và kéo dài sự bất cập trong nhiều năm. Giải quyết nó, chúng ta không kỳ vọng đi tìm sự hoàn hảo, nhưng chúng ta cần nhận diện những vấn đề thắt nút trong hệ thống có khả năng gây hại, ảnh hưởng đến sự sụp đổ của hệ thống. Quản trị gọi đó là critical problem (thật ra quản trị mượn thuật ngữ này của ngành công nghệ thông tin, để chỉ những cái lỗi mà máy tính có thể phải khởi động lại để vá lỗi).
Dưới đây xin trình một vài critical problem (CP) đã và đang diễn ra trong bệnh viện công lẫn tư, ở mọi cấp độ.
>>> CP1. Trọng sức lực hơn trí lực.
Bệnh viện là môi trường tri thức, nhưng xem nhẹ và xem rẻ trí lực, xem trọng sức lực, là một chuyện RẤT LẠ LÙNG.
Phàm, việc gì dùng sức hùng hục làm, người ta quan sát được, đánh giá được. Việc gì dùng trí, suy nghĩ diễn ra trong đầu, biểu hiện ra bên ngoài bằng ý tưởng, giải pháp, các quyết định thì lại rất khó quan sát, rất khó đánh giá cái quá trình bên trong (không có tự dưng trên trời rơi xuống tư duy, y tưởng, giải pháp giải quyết vấn đề).
Hệ thống quản trị của quốc gia này, cái gì dễ thì làm, cái gì khó bỏ qua, coi như không biết, là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến những điều lạ lùng trên.
Cách đâu 40 năm. Trong nhà máy, giám đốc xem trọng bóc xếp hơn kỹ sư. Là bởi vì không có bốc xếp nhà máy đứng không làm được ngay lập tức (ai vác nguyên liệu bỏ vào máy, ai vác sản phẩm đi giao hàng…), không có kỹ sư chả sao cả, nhà máy vẫn chạy được, còn chừng nào nó chết thì tính sau.
Nhìn vào cái trước mắt, nhìn vào những gì có thể nhìn được, bốc xếp làm việc hì hục, mồ hôi mẹ mồ hôi con đổ nhìn thấy rất thương. Còn thằng kỹ sư ngồi văn phòng, nghĩ nghĩ, vẽ vẽ, ghi ghi, suốt ngày nói nhảm chả ra tích sự gì. Kết cuộc, lương bốc xếp cao hơn 3 lần lương kỹ sư là chuyện không có khó gặp trong doanh nghiệp lúc bấy giờ.
Chính cái suy nghĩ như vậy suýt chút nữa là làm lụn bại đất nước này, nhưng thật không may, nó lại diễn ra hàng ngày trong y tế ĐẾN TẬN NGÀY NAY (2020). Trong khi các ngành khác người ta đã thoát ra được từ rất lâu. THẬT QUÁ LẠ LÙNG CHO Y TẾ.
>>> CP2. Cào bằng trí lực và sức lực thông qua đo lường thời gian.
Trong một quá trình điều trị. Trong một quá trình phẫu thuật. Có rất nhiều thành phần phần tham gia. Chổ nào đưa ra những quyết định xử trí (TRÍ LỰC) quan trọng, chính và phụ. Chổ nào vừa xử trí vừa thao tác (TRÍ LỰC + SỨC LỰC). Chổ nào chỉ mang tính hậu cần tác nghiệp hỗ trợ (SỨC LỰC). Không quá khó để phân tích để lượng hóa, để đánh giá.
Hàm lượng trí tuệ ở nơi nào phức tạp, nơi nào cơ bản. Hàm lượng lao động gắng sức, nhanh mệt, áp lực về thể xác nơi nào nhiều nơi nào ít, không quá khó để lượng hóa và đánh giá. Tần suất, cường độ làm việc tương quan thế nào với lưu lượng bệnh nhân, không quá khó để lượng hóa, để định biên.
Nhưng chúng ta không thể lượng hóa mọi thứ qua đơn vị THỜI GIAN. Chúng ta không thể so sánh 1 phút ra quyết định xử trí của một chuyên gia trong phòng mổ (1 phút xuất hiện của chuyên gia này quyết định đến sinh mệnh của bệnh nhân), với 30 phút rửa dụng cụ của hộ lý.
Để có 1 phút dùng trí lực, đôi khi người chuyên gia phải làm việc học tập cật lực 30 năm. Trong khi 30 phút sức lực của hộ lý chỉ cần vài giờ học tập là làm được.
Quy đổi mức độ làm việc ra đơn vị thời gian để đánh giá là cái việc LẠ LÙNG NHẤT THIÊN HẠ của ngành y. Nó quái lạ không tưởng tượng được. Nhiều lúc tôi không giải thích được, tại sao nó lại có thể được triển khai trong y tế.
>>> Vài lời khó nghe! (nếu bị cao huyết áp thì đừng nên đọc).
Những bất cập này của ngành y không đến từ ngành y, mà đến từ những nhà hoạch định chính sách ngồi trên mây. Những người có thể cả đời chưa từng bước chân đến phòng mổ, ICU, cấp cứu quan sát thử xem người ta làm gì trong đó. Những người chả bao giờ ôm thử cuốn sách của ngành y đọc xem cái gì trong đó. Và đặc biệt là những người vốn dĩ chả biết tri thức, trí tuệ là cái chi hết. Có não chưa chắc có trí tuệ. Thì lấy chi mà phân biệt và đánh giá cái gì là trí lực cái gì là sức lực. Họ chỉ là người được ở đâu đó ban cho một cái quyền duy nhất, nhưng quan trọng nhất, là quyền được quyền bảo người khác phải làm theo những hiểu biết của mình (nhưng mình chả chịu đi học để mở rộng sự hiểu biết). Đó là QUAN LIÊU, đó là TRÌ TRỆ.
Có bệnh viện, giao cho cô kế toán đi xây dựng hệ thống lương, cô ấy đi xào nấu bla bla, lấy chổ này chút, chổ kia chút, xí nghiệp may chút, quán bia chút, tạp hóa chút… Cái mà quản trị gọi là “kitchen sink”. Xong đưa ra lấy ý kiến. Việc lấy ý kiến cũng “dân chủ ra trò”, bởi những người được lấy ý kiến chỉ nhìn vào đó xem coi mình có ảnh hưởng gì không, nếu không thì “everything is ok”, những chuyện khác kệ mẹ nó. Cho nên chuyện lấy ý kiến hóa ra là hợp thức hóa sự chia phần cho giai cấp thống trị (hầu hết thu nhập bề trên đều được tăng là cái chi cũng ok hết…). Khi bàn để chia phần thì kể lể trách nhiệm, nhiệm vụ, trọng trách thảm thiết. Nhưng khi có chuyện thì thoái thác, đùn đẩy, đem nhân viên ra đỡ đạn, tế thần. Đó là LỘNG HÀNH.
Hệ thống lương là chuyện quan trọng trong tổ chức. Việc xây dựng nó là để hướng đến sự phát triển của tổ chức, hướng con người vào mục tiêu phát triển, hướng con người vào cái chung. Và trong bệnh viện, nó phải kích thích được sự GIÁ TĂNG TRI THỨC, kích thích được người ta HỌC TẬP LIÊN TỤC.
Muốn làm tốt, là cả một quá trình xây dựng, phân tích công phu. Và đặc biệt phải có sự tham gia của các nhóm tri thức nồng cốt trong bệnh viện. Nhưng vào đó không phải là ngồi để giành phần. Mà phải định nghĩa được đâu là một quá trình y tế, đâu là những đóng góp mang tính trí tuệ, đâu là những đóng góp mang tính sức lực. Và một tỷ lệ giữa trí lực và sức lực sao cho con người có đủ động lực để gắn bó. Trọng số là chuyện không tránh khỏi. Nhưng muốn có trí lực là khó hay muốn có sức lực là khó. Chúng ta phải chấp nhận đánh đổi. Phải thuyết phục được người lao động để họ hiểu giá trị của tri thức.
Với bệnh viện tư, chuyện hệ thống lương không cần phải bàn. Sự vận động để tồn tại và phát triển, làm hệ thống tư thay đổi rất nhanh những chuyện này, và sớm tìm được những phương án phù hợp.
Riêng hệ thống công, muốn thay đổi phải đợi hết 1,2 nhiệm kỳ ở đâu đó (ngoài bệnh viện). Mọi sự phát triển là hên xui! Hên hên thì 1 nhiệm kỳ , xui xui thì 2 nhiệm kỳ, và không chừng không có nhiệm kỳ luôn.
Trời kêu ai nấy dạ. Chúc bình an và may mắn.
Trân trọng.
Ths. Hùynh Bảo Tuân