linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

BÀI HỌC TỪ Y TẾ SINGAPORE - Teamwork (SỐ 1)

Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn về những quan sát của mình khi làm phiên dịch viên hỗ trợ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện ĐH Quốc gia Singapore (NUH). Mình có viết series 5 bài học nhưng ngày hôm nay mình xin chia sẻ bài học lớn nhất mà mình ấn tượng nhất đối với nhân viên y tế ở NUH. Đó chính là 𝐓𝐞𝐚𝐦𝐰𝐨𝐫𝐤
Điều gì khiến mình thực sự woa về phong cách làm việc của đội ngũ ở đây là họ thực sự teamwork rất tốt, support lẫn nhau với ưu tiên: Bệnh nhân là số 1, nên không có gì ngạc nhiên với tinh thần OUR PATIENTS, OUR FOCUS khắp bệnh viện. Họ lập thành một team gọi là Healthcare Team gồm nhiều chuyên gia, nhân viên cùng chăm sóc cho bệnh nhân ở trung tâm. Và họ làm việc nhóm với nhau một cách điêu luyện tuyệt vời nên ít khi thấy họ bị quá tải quá nhiều việc. Bệnh nhân mình hỗ trợ là một bệnh nhi cần ghép tế bào gốc. Healthcare Team bao gồm:
 
- Cố vấn (Consultants) người sẽ tư vấn về hướng điều trị cho bệnh nhân trước khi họ nhập viện.
 
- BS chính điều trị  luôn hỏi han thăm khám bệnh nhân hàng ngày và báo cáo tình hình với cố vấn. Ngoài ra còn có các bác sĩ các chuyên khoa nữa.
 
- Chuyên gia dinh dưỡng đến tận phòng tính toán phần ăn cho bệnh nhân, thậm chí điều chỉnh lại cách pha sữa cho bé để phù hợp lượng sữa bé ăn mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.
 
- Dược sĩ lâm sàng mang thuốc đến phòng, tư vấn và hướng dẫn trước cho bệnh nhân khi bệnh nhân ra về mà phải tự dùng thuốc tại nhà. 
 
- BS da liễu hoặc điều dưỡng đến hướng dẫn chăm sóc vùng da tổn thương.
 
Ngoài ra có một người là điều phối viên (Facilitator/ Coordinator) là người kết nối giữa BS và người nhà bệnh nhân, lên lịch trình cho bệnh nhân sẽ gặp BS nào, cần đi đâu, làm gì, thời gian cụ thể ra sao. Vai trò của điều phối viên làm cho quá trình giao tiếp giữa bệnh nhân và bác sĩ luôn được trơn tru. 
 
Một người khác được gọi là Tư vấn viên tài chính, riêng hẳn một bộ phận để tính toán trước khi điều trị về chi phí để bệnh nhân chuẩn bị trước là mình điều trị xong sẽ ước lượng là số tiền cần đóng là bao nhiêu và có đủ khả năng chi trả hay không.
Các dịch vụ chung thì cũng giống các viện ở VN nhưng có thêm bộ phận là Transportation, những người vận chuyển bệnh nhân đến các khoa phòng làm xét nghiệm hay phòng thủ thuật gọi là Porter, chứ không phải là các bạn sinh viên bị nhờ đưa BN đi xét nghiệm đâu nha. 
 
Teamwork với nhau không chỉ thể hiện trong quá trình điều trị ở bệnh viện, mà kể cả quá trình trước khi nhập viện. Có lẽ do bệnh nhân mà mình hỗ trợ là mắc khá nhiều bệnh lí nền nên cần nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực. Các bác sĩ và người nhà đều trao đổi với nhau qua email rất nhanh và cập nhật. Trong email trao đổi thì ngay kể cả khi bệnh nhân chưa qua nhập viện điều trị đã có email cc cho toàn bộ người trong team để họ nắm được tình hình bệnh ngay từ đầu. Nên có vấn đề gì mình chỉ cần trả lời email là họ sẽ cập nhật được tình hình ngay. 
 
Trong buổi khám bệnh đầu tiên thì có nhiều người cùng có mặt trong khi bác sĩ tư vấn khám và hỏi bệnh. Bác sĩ tư vấn, cố vấn sẽ lần lượt giới thiệu tên và vai trò của từng người trong team: Ví dụ đây là điều phối viên, đây là bác sĩ điều trị chính, đây là điều dưỡng chịu trách nhiệm chính... và họ ở đây để lắng nghe hỏi bệnh và bệnh nhân trình bày. Về sau khi điều trị tại khoa thì họ đã nắm hết tình hình rồi. Cứ sau mỗi buổi đi thăm bệnh là họ dành ra một vài phút đứng ngoài cửa phòng để trao đổi về ca bệnh đó. Cũng có thể do đây là ca bệnh khó điều trị và là bệnh nhân sẽ điều trị nội trú nên họ teamwork với nhau ngay từ đầu và theo dõi sát sao.  Còn các ca khám ngoại trú thông thường thì chỉ có 1 bác sĩ chính, 1 bác sĩ mới phụ giúp và 1 điều dưỡng làm việc với nhau thôi.  
 
Ngay cả khi các điều dưỡng thay ca, cả điều dưỡng cũ và mới đều vào phòng để chào hỏi bệnh nhân, bàn giao, và thông báo với người nhà ca sau sẽ là ca của điều dưỡng ABC XYZ nên có vấn đề gì thì cứ báo điều dưỡng ca mới nhé. 
 
Không những teamwork với nhau trong bệnh viện, họ còn teamwork với nhau ở trên toàn thế giới. Ví dụ như có một số bệnh nặng và hiếm cần xét nghiệm đặc biệt về gen di truyền, bên lab Sing không làm được thì họ teamwork với lab Mỹ, để gửi mẫu sang bên đó làm sau đó lại gửi lại kết quả cho BV Sing. Khi cần tìm ngân hàng tế bào gốc phù hợp để ghép cho bệnh nhân thì họ kết nối rất nhanh với các bệnh viện địa phương ở các nước khác để tìm người cho tủy. 
 
Vì họ teamwork với nhau tốt như vậy nên các bác sĩ ở đây mình thấy khá là thảnh thơi, trông họ luôn tươi tỉnh và dáng dấp thể thao, thích lắm. Có chị BS tư vấn lúc đứng bên ngoài thì chẳng ai ngờ là bác sĩ, chị đã là chuyên gia tư vấn rồi nên không mặc đồng phục, chỉ đeo biển tên ở váy, mình còn thấy chị vui vẻ uống trà sữa bên ngoài hành lang nhưng lúc vào phòng khám tư vấn mới biết là chị là Bác sĩ tư vấn. Woa, vừa trẻ vừa xinh vừa giỏi ghê.
 
Đó là một vài quan sát của cá nhân mình về bài học đầu tiên mà mình học được về teamwork muốn chia sẻ, nếu các bạn quan tâm thì cmt cho mình biết ở dưới để mình chia sẻ thêm series các bài học còn lại nhé. 
 
Còn ở các bệnh viện Việt Nam teamwork với nhau tốt như thế nào, hay có cách nào để teamwork tốt hơn không thì mong các bạn chia sẻ thêm nhé. 
#baihoctuSingapore
 
FB: Dung Le
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team