linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

BÀI HỌC TỪ Y TẾ SINGAPORE - Sự tinh tế (SỐ 2)

Xin chào các bạn, hôm nay mình tiếp tục sẽ chia sẻ cho các bạn về bài học thứ 2 mà mình quan sát và học hỏi được khi làm phiên dịch hỗ trợ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện ĐH Quốc Gia Singapore, đó là: sự tinh tế.
𝐓𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐞̂́ 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚𝐨 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩
 
𝐍𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐲 𝐭𝐞̂́ 𝐛𝐚̉𝐨 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚𝐨. Khi vào phòng khám thì trước tiên BS sẽ giới thiệu những nhân viên y tế có mặt trong phòng và lí do vì sao họ lại có mặt ở đây. Để biết rằng mọi người trong phòng là có lí do, cùng giúp bạn chứ không có ai là thừa cả, nên bạn cứ yên tâm, thoải mái chia sẻ đi, không sợ lộ thông tin đâu vì chỉ có chúng tôi với bạn. Sẽ không có bệnh nhân nào khác được phép ngồi chờ trong phòng khi đang khám cho bệnh nhân này.  Không bao giờ tiết lộ thông tin của bệnh nhân cho người ngoài, thậm chí phiên dịch của bệnh nhân cũng phải trình passport và trả lời đúng thông tin bảo mật như tên, ngày tháng năm sinh, ID của bệnh nhân thì mới được hỏi thông tin cho bệnh nhân hay nhận thuốc cho bệnh nhân.
 
Bác sĩ sẽ lắng nghe, giải đáp tất tần tật câu hỏi cho bệnh nhân 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐤𝐢𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂̃𝐧 liên quan đến quá trình điều trị, cho đến khi nào bệnh nhân không còn câu hỏi nào và an tâm ra về mới thôi.  Vì bệnh nhân thường là trẻ nhỏ nên lúc nào trong phòng bác sĩ cũng có sẵn một số đồ như kẹo, gấu bông nhỏ xíu để cho trẻ khi trẻ sợ, thậm chí khi vào phòng khám mắt, em bé rất thích thú với một vài dụng cụ và đi loanh quanh phòng chạm vào một vào vật dụng, bác sĩ cũng bảo không sao đâu, cứ để em bé vui chơi, tự do không có vấn đề gì cả. Đi một vòng thích thú phòng khám, em bé lại ngoan ngoãn hợp tác để bác sĩ khám và nhanh gọn ra về. Điều đó làm cho mình cảm thấy họ 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗶̉ 𝗹𝗮̀ 𝗯𝗮́𝗰 𝘀𝗶̃ 𝗺𝗮̀ 𝗰𝗼̀𝗻 𝗹𝗮̀ 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘆𝗲̂𝘂 𝘁𝗿𝗲̉ 𝘁𝘂𝘆𝗲̣̂𝘁 𝘃𝗼̛̀𝗶. 
 
Điều dưỡng thân thiện và quan tâm bệnh nhân chu đáo, họ giao tiếp luôn tạo cho mình cảm giác ở viện như ở nhà. Ở Sing là một quốc gia đa ngôn ngữ, đa sắc tộc nên bản thân việc sinh sống ở một nơi có nhiều người từ nhiều đất nước, văn hóa đã làm cho họ có một tư tưởng cởi mở hơn. Như khi chăm sóc cho em bé người Việt Nam thì điều dưỡng sẽ luôn cố gắng học một vài câu giao tiếp ngắn ngắn để thân thiết với người nhà hơn kiểu như: không đau đâu, ăn cơm chưa, khỏe không, ... hay có cô điều dưỡng còn tự đặt cho cô ý biệt danh Tiếng Việt là: Cô béo.
 
Có nhiều bệnh nhân nhi Việt Nam bệnh nặng và mắc các bệnh hiếm, gia đình lúc nào cũng lo lắng là không biết ghép tế bào gốc có thành công hay không, thì người điều phối viên đã liên hệ với một bệnh nhân người Việt khác, có bệnh tương tự, xin phép họ được kết nối với nhau, và vì thế người mới sẽ cảm thấy an tâm hơn khi được trò chuyện với những người đã điều trị thành công. 
 
Ban đêm khi người bệnh đã ngủ khi bác sĩ vào để kiểm tra hay điều dưỡng thay truyền dịch hay đo lại dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân, họ cố gắng đi nhẹ nhàng và nói khẽ nhất để không làm phiền người khác. Hay chỉ một vài 𝐜𝐚́𝐢 𝐠𝐚̣̂𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐯𝐚̀ 𝐚́𝐧𝐡 𝐦𝐚̆́𝐭 𝐭𝐢𝐧 𝐭𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 đã làm cho bạn cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều rồi đó.
 
Họ giao tiếp tôn trọng toàn bộ người trong team, thậm chí cả phiên dịch viên họ cũng cố gắng teamwork tốt nhất có thể. Bữa cuối mình chào BS ra về thì cô ý còn chắp tay, cuối đầu nhẹ nhàng một cách lịch sự và không quên nói lời cảm ơn: "Tôi biết rằng bạn đã làm rất tốt công việc rất khó khăn này, và cảm ơn bạn đã cùng chúng tôi hỗ trợ bệnh nhân thật tốt". Và mình cảm động, cảm thấy bản thân mình được trân trọng.
 
Ngoài tinh tế trong giao tiếp, họ còn rất chú ý, 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐚̂𝐦 đ𝐞̂́𝐧 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐡𝐨̉ 𝐧𝐡𝐚̣̆𝐭. 
Như gọi điện hoặc gửi email nhắc mình lịch hẹn với bác sĩ, tổ chức sinh nhật cho một em bé điều trị lâu ngày trong khoa, mang đồ chơi đến cho bé chơi để bé vui, hay bệnh viện luôn đặt một cây piano xịn xò ở sảnh để các nghệ sĩ đăng kí biểu diễn miễn phí mỗi buổi chiều các bản nhạc làm cho bệnh nhân thư giãn... Và chính mình vẫn nhớ như in cảm giác vừa xuống thang máy vào bệnh viện đã được nghe tiếng piano nhẹ nhàng thư giãn khi trong lòng đang có nhiều mối lo. Và mọi muộn phiền như đang được tan biến. 
 
Như vậy các bạn sẽ thấy, 𝗵𝗼̣ 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗶̉ đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘁𝗿𝗶̣ 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵, 𝗵𝗼̣ 𝗾𝘂𝗮𝗻 𝘁𝗮̂𝗺 𝗰𝗵𝗮̆𝗺 𝘀𝗼́𝗰 𝗰𝗼𝗻 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗰𝗮́𝗰𝗵 𝘁𝗼𝗮̀𝗻 𝗱𝗶𝗲̣̂𝗻. Thậm chí đối với các bệnh nhân nước ngoài, họ còn chuẩn bị sẵn một file tài liệu 10 trang để chỉ dẫn chi tiết, cách đi từ sân bay về viện, các chuyến MRT nào, đi taxi thì hết bao tiền, gần bệnh viện có khách sạn nào, giá là bao nhiêu, giờ mở cửa và điện thoại liên hệ, các loại phòng trong bệnh viện, thông tin của phiên dịch nếu cần... 
 
Đó là quan sát của mình bài học mình học được về giao tiếp. Nếu các bạn quan tâm thì cmt cho mình biết để mình chia sẻ thêm các bài học khác nữa nhé. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn làm việc thật vui và hiệu quả!
#baihoctuSingapore
 
FB: Dung Le
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team