Lịch sử phát triển QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN (QTCM) tại Nhật
Mặc dù không phải là nơi phát minh ra quy trình chuyên môn nhưng Nhật bản có là nơi thích cải tiến và sửa đổi để phù hợp với nền y tế tại đây và được thực hiện từ sau 1994. qua hơn 20 năm phát triển, phổ cập QTCM, Nhật gần như đã hoàn thiện QTCM và đang tiếp tục cải tiến. Lịch sử phát triển đó được trải qua 3 thời kỳ đó là: phát triển
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN, GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH DỄ HIỂU, THỐNG NHẤT
- TÀI LIỆU HIỆU QUẢ ĐỒNG NHẤT, GIẢM CHI PHÍ, ĐẢM BẢO THỐNG NHẤT CHẤT LƯỢNG ĐIIỀU TRỊ
- TÀI LIỆU LIÊN THÔNG - SỬ DỤNG CHUNG GIỮA CÁC BỆNH VIỆN
Thời kỳ 1: xây dựng TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN, GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH MỘT CÁCH DỄ HIỂU, THỐNG NHẤT
Thời điểm trước những năm 2000, cụm từ Informed consent, Cancer notification được nhắc đến rất nhiều, đặc biệt là việc Informed consent, Cancer notification như thế nào cho phù hợp. Khi đó, chuyện không thông báo ung thư cho người bệnh vẫn còn được biết tới nhưng chỉ vài năm sau điều ấy đã không còn. Lý do là bởi trong các bệnh viện, cơ sở y tế đã bắt đầu sử dụng những Qui trình chuyên môn(QTCM) giúp cho việc giải thích, hướng dẫn giáo dục người bệnh đạt được những hiệu quả nhất định và ngày càng được đề cao. Các bệnh viện bắt đầu chạy đua trong công cuộc xây dựng QTCM, rồi hiệp hội QTCM Nhật bản - Japanese Society for Clinicl Pathway ra đời. Internet phổ cập, các bệnh viện có nguồn tài liệu tham khảo tốt và dễ dàng hơn, người bệnh cũng thấy dễ tra cứu và hiểu biết hơn, đồng lòng phối hợp cùng cố gắng tham gia giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Thống kê về việc sử dụng QTCM năm 2017 của Japanese Society for Clinicl Pathway cho thấy tỉ lệ sử dụng nên tới 41%. Tỷ lệ sử dụng QTCM cũng được thêm vào chỉ số đo lường chất lượng QI và rất được đề cao. Bản quy trình chuyên môn dành cho người bệnh có các mục cụ thể, bao gồm các cột như sau:
- Cột ngang thể hiện theo thời gian ví dụ: trước nhập viện, ngày nhập viện, trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, ngày 1, 2...ngày xuất viện. Có bản ngắn như giải thích về gây mê, nhập viện 1 đêm 2 ngày hay bản dài 3-4 tuần tùy theo tính chất điều trị của bệnh.
- Cột dọc: là nội dung điều trị quan trọng nhất là đặt mục tiêu cần đạt được và tương ứng với mục tiêu đó sẽ có hướng dẫn cụ thể về: kiểm tra, xét nghiệm, ăn uống, truyền dịch, thuốc, an dưỡng, vệ sinh và mục giải thích để tương ứng với các cột dọc sẽ thấy được tiến trình của điều trị một cách khoa học và rất dễ hiểu.
Khối ngoại khoa là khối sử dụng QTCM nhiều nhất. Lý do có lẽ thể nói tất cả quá trình điều trị khối ngoại khoa đều trải qua các giai đoạn, có quy trình rõ ràng cụ thể như.
- Khám và làm các xét nghiệm cần thiết trước khi điều trị
- Nhập viện, phẫu thuật
- Trở lại dần cuộc sống trước phẫu thuật như ăn uống, hoạt động… dần hồi phục ổn định và xuất viện
Dựa trên khung quy trình điều trị đó mà QTCM là bản hướng dẫn giáo dục thiết thực cho người bệnh. Thời kỳ đầu, các bản QTCM vẫn còn khá sơ sài và nhiều phần vẫn chưa đi tới chi tiết, song qua thời gian dài không ngừng cải tiến và cập nhật, đến nay, các hệ thống bảng QTCM đã trở nên vô cùng khoa học, rõ ràng, cụ thể. Được coi là tài liệu dễ hiểu dành hướng dẫn giáo dục người bệnh.
🌟 Cá nhân mình nghĩ rằng, những bản QTCM dành cho người bệnh này cũng sẽ rất thiết thực đối với cả các BV Việt Nam. Giúp ích nhiều cho nhân viên y tế khi thực hiện hướng dẫn giáo dục người bệnh, giúp nhìn xuyên thấu một quy trình từ khi nhập viện tới khi ra viện.
Thời kỳ 2: xây dựng TÀI LIỆU HIỆU QUẢ ĐỒNG NHẤT, GIẢM CHI PHÍ, ĐẢM BẢO THỐNG NHẤT CHẤT LƯỢNG ĐIIỀU TRỊ
1996 Nhật bắt đầu thảo luận về hình thức chi trả chọn gói DPC/PDPS (DPC/PDPS: Diagnosis Procedure Combination /Per-Diem Payment System) có thể giải thích là hình thức chi trả chọn gói theo từng bệnh trong quá trình nhập viện điều trị và đưa vào áp dụng thí điểm từ năm 1998 đến năm 2003 thì chính thức phổ biến. Tháng 4/2020 đã có 1757 Bv đủ tiêu chuẩn và áp dụng chế độ thu phí theo hình thức này. Hoạt động y tế nhóm lấy người bệnh làm trung tâm được đề cao và vì thế thống nhất trước quy trình điều trị để cả team y tế sẽ có được 1 một quy chuẩn chung. QTCH bản dùng chung cho các nhân viên y tế được phát triển, cải tiến. Điều này giúp mang lại những lợi ích không nhỏ như sau:
- Tiết kiệm thời gian viết y lệnh, quản lý thuốc dịch và tiêu hao vật tư đựơc quy chuẩn
- Sự chênh lệch trong hiệu quả điều trị giữa bác sĩ trẻ hay dày dặn kinh nghiệm không còn. → Rút ngắn khoảng cách về việc so sánh hiệu quả trong điều trị giữa các bác sĩ trẻ với những bác sĩ dày dạn kinh nghiệm.
- Giảm tải công việc cho các điều dưỡng. Khi có bản thông tin, y lệnh rõ ràng sẽ giúp các nhân viên y tế khác dễ dàng tham khảo, theo dõi thông tin về điều trị và tình trạng người bệnh để hỗ trợ giáo dục đúng thời điểm và đúng cách.
- Dù còn một số hạn chế khi vận hành bản QTCH dùng chung cho nhân viên y tế nhưng lợi ích thu được lớn hơn nên các bệnh viện vẫn đang duy trì và bước vào giai đoạn cải tiến để nâng cao chất lượng hơn nữa.
🌟 Mình vẫn luôn hy vọng, một ngày không xa, ở các BV của Việt Nam cũng sẽ hoàn thiện được bản QTCM dành cho nhân viên y tế và đưa vào hoạt động có hiệu quả, như vậy sẽ giúp các anh chị em nhân viên y tế bớt vất vả đi nhiều, đặc biệt là giảm thiểu công việc của các bác sĩ, khối điều dưỡng như chúng mình cũng rất dễ làm việc.
Thời kỳ 3: xây dựng TÀI LIỆU LIÊN THÔNG - SỬ DỤNG CHUNG GIỮA CÁC BỆNH VIỆN
Đa số nhiều bệnh cần theo dõi lâu dài, sự phân cấp vai trò trách nhiệm của bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới được đề cập. Người bệnh cũng có nguyện vọng nhu cầu được các bác sĩ ở cả hai tuyến hỗ trợ theo dõi lâu dài tạo nên sự tiện lợi và an tâm trong việc theo dõi bệnh. Vì thế xây dựng bản QTCM theo dõi liên thông đặc biệt thiết thực cho cả bệnh viện và người bệnh. Theo mình tìm hiểu thì ở Việt Nam đang hoàn thiện xây dựng các bệnh viện vệ tinh, cá nhân mình nghĩ rằng điều này thực sự là cần thiết. Phát triển các bệnh viện vệ tinh thì việc có bản QTCM hoàn chỉnh sẽ càng khiến công tác khám, điều trị, theo dõi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. đặc biệt, hiệu quả làm việc của phòng công tác xã hội hay phòng chỉ đạo tuyến sẽ được nâng cao đáng kể, sự hài lòng của người bệnh thì khỏi phải bàn.
Trong bản QTCM theo dõi liên thông sẽ có 3 mục chính
- Thông tin người bênh và thông tin điều trị (phẫu thuật, thuốc, biến chứng)
- Thông tin hạng mục theo dõi lâu dài: ( hạng mục cần thiết, hạng mục có thể sẽ bổ xung thực hiện)
- Lịch trình tái khám theo dõi có sự kết hợp của mạng lưới bệnh viện các tuyến
✍️ Hiện tại các bệnh viện của Việt Nam chúng ta đang liên kết mạng lưới thông tin như thế nào? Và nếu như chúng ta sử dụng quy trình theo dõi liên thông như trên, hiệu quả mà chúng ta - những nhân viên y tế và cả người bệnh sẽ được nhận sẽ là gì?
😀 Hy vọng các thông tin từ kinh nghiệm làm việc, khảo sát về y tế Nhật giúp chúng ta có thêm lựa chọn định hướng để thúc đẩy cải tiến y tế tốt hơn.
🥰 Rất mong KOKOROMEDI có thể giúp ích trong việc hỗ trợ chuyển ngữ, kết nối các mặt bệnh có ngân hàng tài liệu từ Nhật Bản, giúp việc tham khảo trở nên dễ dàng và hướng tới việc xây dựng được một hệ thống tài liệu thiết thực có thể sử dụng hiệu quả tại các bệnh viện tại Việt Nam.
✍️ Một trong những điều mình luôn tâm huyết, mong muốn truyền đạt thông tin là hy vọng các bệnh viện Việt nam sớm triển khai quy trình chuyên môn, xây dựng được một hệ thống quản lý thông tin, điều trị và theo dõi có hiệu quả. Hiện tại gần 30 cộng tác viên của KOKOROMEDI đang ngày đêm cố gắng dịch chuyển ngữ các tài liệu quy trình chuyên môn đang được sử dụng tại bệnh viện Nhật. Thực sự cảm ơn sự đóng góp cho dự án hỗ trợ hết mình này của các bạn cộng tác viên. Một điều cảm kích vô cùng và rất mong sớm có ngân hàng tài liệu y tế từ bệnh viện Nhật Bản.
Rất mong sẽ được đồng hành để cải tiến từ những điều nhỏ nhất.
Tokyo trời đang đón bão
9/10/2020 Hayashi Huệ