Qua nhiều thăm dò mình mới biết ở bệnh viện VIệt Nam các bác sĩ phải khám cho một số lượng lớn người bệnh nên chắc chắn rất là áp lực, và hầu hết bác sĩ cũng không có thông tin gì của người bệnh trước khi gặp người bệnh. QUY TRÌNH NÀY CÓ NÊN CẢI THIỆN?
Tại Nhật thì sao?
Các bác sĩ sẽ có thông tin trước khi gọi bệnh nhân vào phòng khám qua “phiếu thông tin” hay “giấy hỏi bệnh”. Đây sẽ thuộc quy trình khám bệnh, một thủ tục cần thiết với mục đích
1. Có thông tin người bệnh: bệnh sử, thuốc, dị ứng, gia đình, có thai hay không
2. Để người bệnh tự viết lý do tại sao tới khám.
Anh chị nghĩ sao về quy trình này?
- Theo quy trình tại Nhật thì các thông tin này sẽ được: quầy đón tiếp phát cho người bệnh. Nếu người bệnh đã quyết định khoa khám thì sẽ nhận “phiếu thông tin” hay “giấy hỏi bệnh” của chuyên khoa đó và sẽ tự điền thông tin.
- Điều dưỡng sẽ hướng dẫn nếu chưa biết khám khoa nào để tới khoa phù hợp. sau khi người bệnh tự điền thì điều dưỡng xem để xác nhận thông tin người bệnh, người nhà đã ghi.
- Điều dưỡng hay thư ký y khoa sẽ chuyển tải thông tin vào bệnh án điện tử. Báo cáo bác sĩ, Bs đã nắm được thông tin mục 1 và 2 và sẽ thực hiện khám cho người bệnh.
Quy trình lấy thông tin này có thể hiểu sẽ bác sĩ có thông tin cần thiết nhất, hỗ trợ các bộ phận khác có thông tin rõ hơn tăng hiệu suất công việc và an toàn người bệnh.
Cụ thể “phiếu thông tin” “giấy hỏi bệnh” sẽ có những mục gì?
Tùy vào tính chất của khoa sẽ có thể dùng chung giữa một số khoa hay những khoa đặt thù cần có các mục riêng biệt như: tai mũi họng, mắt, nhi, phụ khoa, sản khoa…còn lại nhiều khoa có thể sử dụng chung 1 mẫu. Các mục thông thường sẽ rất nên cần biết để hỗ trợ thông tin để phụ trợ hay đảm bảo an toàn thuận lợi cho khám và được hỏi ở ngôn ngữ người bệnh dễ hiểu nhất như
- Lý do muốn tới khám hôm nay
- Những bệnh đã mắc đến hiện tại
- Đã từng phẫu thuật hay truyền máu bao giờ chưa
- Hiện tại có đang uống thuốc gì không
- Có dị ứng gì không?
- Hút thuốc lá, rượu bia?
- Có đang mang thai không?
- Có giấy giới thiệu từ bệnh viện khác không?
Là các thông tin chung chắc chắn các bác sĩ có được trước thì thuận lợi hơn. Và tùy thuộc tính chất chuyên sâu của khoa mà biên tập các thông tin sao cho phù hợp nhất.
Vận hành tờ giấy hỏi bệnh ra sao?
Tại BV phòng khám Nhật thì đây là điều hiển nhiên đã thực hiện từ lâu, và không chỉ bác sĩ mà các nhân viên y tế khác cũng thấy bổ ích. Ví dụ: Khoa chẩn đoán hình ảnh cũng biết người bệnh có thai hay không, khoa dược cũng dễ biết khi cần có thông tin về dị ứng nên việc xác nhận lại thông tin người bệnh đã viết cũng nhẹ nhàng hơn.
Lưu chữ giấy đó ở đâu?
Với bệnh viện phòng khám chưa dùng bệnh án điện tử thì sẽ lưu vào hồ sơ bệnh án. Sẽ cần lấy thông tin ở lần khám đầu, có thể sau một thời gian không tới mà lại tái khám sẽ điền lại thông tin này.
Với bệnh viện phòng khám dùng bệnh án điện tử
Có một số nơi đã dùng ipad hay máy tính bảng để người bệnh điền thông tin và thông tin đó có link với bệnh án điện tử. Nhưng nhìn chung việc số hóa “giấy hỏi bệnh” chưa được tốt ở nhiều bệnh viện. Nhiều bệnh viện lớn vẫn để người bệnh ghi bằng giấy và mất thêm công đoạn sao chép vào bệnh án điện tử để khi gặp bác sĩ thì Bs đã có đầy đủ thông tin cần thiết. Chắc khi hoàn thiện bệnh án điện tử thì các bệnh viện tại Nhật sẽ nâng cấp và số hóa luôn các thứ khác để tiện lợi hơn giảm bớt các công đoạn nâng cao hiệu suất khám bệnh.
Rất mong có được ý kiến từ các bác sĩ về “giấy hỏi bệnh”!
Các nhân viên y tế đánh giá về giấy này thế nào?
Đứng ở mức quản lý tăng hiệu suất làm việc, kết quả là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Chúng ta thử đánh giá, xem xét có đưa vào vận hành tại BV để cải tiến hỗ trợ bác sĩ nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. KOKORO MEDICAL đã dịch các mẫu thông dụng tại các khoa điển hình đang sử dụng tại bệnh viện Nhật.
Anh chị có thể liên hệ tới kokoro medical khi cần bản mềm các mẫu.
Những thay đổi nhỏ sẽ cải tiến dần để hướng tới ngày mai tốt hơn ngày hôm nay.
Tokyo trời đã vào thu
30/10/2020 Hayashi Huệ