Mình có dịp tìm hiểu về giáo dục tại Viêt Nam cho khối điều dưỡng mới thấy được chế độ đào tạo liên tục có chế độ khá khắt khe.
Mọi điều dưỡng có thể phải tự bỏ tiền túi để đi học cho đủ 48 giờ trong 2 năm. Chuyện này không bắt buộc ở Nhật nhưng nói vậy có thể đánh giá Nhật không đào tạo liên tục?
Anh chị nghĩ sao về vấn đề này?
Liệu hiệu quả về đào tạo và chất lượng đào tạo là một vấn đề khác hơn ai hết chính chúng ta những thành viên đang thực hiện sẽ cảm nhận rõ nhất.
Nhật rất nhiệt tình cho giáo dục của điều dưỡng và chất lượng điều dưỡng tương đương đóng góp cho chất lượng bệnh viện. Đâu đó sẽ nói người lôi kéo bệnh nhân tới khám là trình độ chuyên môn của bác sĩ người giữ chân và tạo sụ hài lòng của người bệnh không ai khác là đội ngũ điều dưỡng và nhân viên y tế khác.
Đánh giá khách quan mình thấy tài liệu chuyên môn dành cho nhân viên y tế nói chung và khối điều dưỡng nói riêng là Việt nam còn quá khiêm tốn.
Tại Nhật lướt qua hiệu sách thì sách dành cho điều dưỡng phải tương đương hoặc thậm chí nhiều hơn sách dành cho khối bác sĩ. Sách là sản phẩm mục đích để “BÁN” nên tính trên quân số thì số lượng điều dưỡng quá nhiều nên người viết sách cũng phải viết nhiều để còn “bán được hàng”
Tại bệnh viện Nhật tạp chí chuyên ngành dành tham khảo của điều dưỡng được các khoa phòng các bệnh viện đặt mua định kỳ. Tạp chí này đóng góp một phần không nhỏ để nâng cao kiến thức chuyên môn trên phạm vi cả nước. Định kỳ hàng tháng các khoa phòng sẽ đặt mua giúp điều dưỡng tham khảo nâng cao kiến thức. Có nhiều nhà xuất bản tham gia và GAKKEN cũng là một trong những nhà xuất bản lớn tại Nhật.
Ngoài xuất bản sách giáo khoa cấp 1,2,3 Đại học các tài liệu tham khảo cho học sinh, phụ huynh, gần đây đây GAKKEN lấn sân sâu vào lĩnh vực y học, chuyên sâu cho khối điều dưỡng và nhân viên chăm sóc. GAKKEN xuất bản các tạp chí dành cho điều dưỡng định kỳ hàng tháng. 2008 bắt đầu chương trình học online cho điều dưỡng và nhân viên chăm sóc từ sơ cấp nhân viên mới ra trường, quản lý khoa phòng, quản lý bệnh viện. GAKKEN đang cung cấp gói đào tạo trực tuyến điều dưỡng và nhân viên chăm sóc cho gần 2000 bệnh viện và cơ sở y tế đứng số 1 tại Nhật.
Mình cũng đã xem khoảng 600 bài giảng online của GAKKEN nên hiểu được giá trị về nội dung kiến thức tổ chức này mang lại.
Lại mong các đồng nghiệp sớm được tiếp cận với khối kiến thức quý báu này.
Bản thân mình và nhiều điều dưỡng vẫn tự mua một số sách để tham khảo thêm giúp bản thân tự nâng cao trình độ chuyên môn. Một điểm khác khuyến khích điều dưỡng phải học thêm có lẽ là chế độ chuyển khoa tại các bệnh viện. Cứ định kỳ sẽ luân chuyển điều dưỡng sang khoa mới nên phải học thêm cái mới là điều hiển nhiên.
Ở Việt nam thì có lẽ điều dưỡng ở khoa đó lâu dài và không luân chuyển khoa?
Anh chị thích chế độ này hơn hay thích chuyển khoa hơn?
Có điều gì để thúc đẩy đồng nghiệp hoặc cấp dưới tự học để nâng cao kiến thức?
Giám đốc GAKKEN vẫn gửi tới KOKORO MEDICAL các tạp chí chuyên ngành và mình chú ý tới chuyên đề tháng 5. Đúng dịp COVID đang trở lại lây nhiễm trong cộng đồng tại VN và một số nước.
Chuyên đề rất kỹ về ECMO rất thực tế bổ ích. Mọi kiến thức từ A đến Z liên quan đến ECMO từ khâu chuẩn bị, chăm sóc, bảng kiểm... với những hình ảnh rât như cầm tay chỉ việc.
Tự nhiên hỏi khi nào đồng nghiệp Việt ai cũng được tiếp cận với các tài liệu thiết thực này, khi nào chính những chuyên gia của Vietj Nam sẽ lao động để cho ra những sản phẩm mà anh em đều muốn đọc như vậy
Dịch COVID ở Việt nam lại rất căng thẳng và nghiêm trọng. Mình đã tiêm xong nhưng cũng thấy chắc đường về VN còn rất xa. Cầu mong tất cả các đồng nghiệp sẽ luôn khỏe mạnh.
Tokyo 7/5/2021
Hayashi Huệ