linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Ý KIẾN GÓP Ý VỀ ĐỀ ÁN ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH TRỰC TUYẾN BỘ Y TẾ

Theo công văn 554, có 3 cách đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến
1.Đặt lịch khám qua website:
 
-Trên website bệnh viện có mục đặt lịch khám
-Thông tin đặt lịch khám bao gồm:
 
a.Thông tin hành chính
   - Họ và tên bệnh nhân: Đánh máy tự động viết in hoa toàn bộ.
   - Ngày tháng năm sinh: Chọn chứ không viết bằng đánh máy
   - Giới tính: Chọn Nam hoặc Nữ
   - Cân nặng (kg)
   - Địa chỉ (phải đúng với bảo hiểm y tế hoặc giấy khai sinh, giấy chứng sinh) để người bệnh được hưởng bảo hiểm y tế: Địa chỉ này nên đẩy lên phần mềm để tích chọn từ Xã đến Tỉnh/Thành phố, chứ không viết tay.
   - Nghề nghiệp: Có danh sách người bệnh chỉ việc lựa chọn, có thể có mục khác và viết bằng đánh máy.
   - Triệu chứng lâm sàng:
 
         + Cách 1: Mục này có thể chia làm 2 là triệu chứng cấp cứu phải nhập viện ngay và triệu chứng người bệnh.
         + Cách 2: Chia theo hệ cơ quan và chọn sẵn các triệu chứng, người bệnh lựa chọn theo bước: Triệu chứng lâm sàng
=> Cơ quan (Chọn hô hấp) => Triệu chứng (Chọn ho, sốt)
         + Cách 3: Người đăng ký tự đánh máy vào và ghi nhận tất cả.
 
   - Ngày hẹn khám: Có lịch ngày tháng năm để người bệnh chọn.
   - Chuyên khoa/Phòng khám (Có danh sách và thông tin để người bệnh lựa chọn)
 
b.Thông tin bảo hiểm: Điền thông tin cần thiết trên thẻ bảo hiểm mà cơ sở y tế cần: Mã số thẻ, hạn sử dụng, nơi đăng ký KCB ban đầu.
 
c.Thông tin thanh toán tiền khám bệnh: Người bệnh phải gửi tiền khám bệnh khi đăng ký xong, có thể thu trước 50% - 100%, tránh trường hợp đăng ký rồi bỏ không khám, ảnh hưởng đến người khác. Để thực hiện điều này cần có phối hợp của ngân hàng và công nghệ thông tin.
Như người dân đặt mua hàng trên sàn thương mại điện tử, có nhiều hình thức thanh toán: Chuyển khoản ngân hàng, dùng ví điện tử…, tài khoản bị trừ tiền ngay khi đặt hàng thành công.
 
Sau khi đăng ký xong thông tin hành chính, bảo hiểm, thông tin bệnh nhân phải được thông toàn bộ với phần mềm bệnh án điện tử, chuyển toàn bộ lên phần mềm, tránh trường hợp người bệnh đến chúng ta lại hỏi lại từ đầu rồi điền vào bệnh án điện tử, thì thời gian tăng gấp đôi. Và nhân viên y tế ở phòng khám mà bệnh nhân đặt lịch sẽ nắm được thông tin người bệnh và lịch hẹn khám của người bệnh.
 
-Thanh toán thành công, thì phải báo cho người bệnh phòng khám nào, số thứ tự bao nhiêu, vị trí phòng khám ở đâu, có thể thêm bác sĩ khám bệnh phòng khám đó.
-Trên website của bệnh viện, phải có sơ đồ khoa phòng khám, cận lâm sàng của bệnh viện, quy trình khám chữa bệnh thông qua website để người bệnh sau khi đăng ký khám trực tuyến họ đến bệnh viện, nhập phòng khám là sẽ có bản đồ chỉ cho họ biết đến phòng khám nào, ở vị trí nào, bác sĩ nào khám cho họ. Vì chúng ta đã mất công, mất của để xây dựng đăng ký khám online, thì nên hạn chết mất sức người chỉ đường cho bệnh nhân.
 
-Trên website lại có thông tin hướng dẫn chăm sóc người bệnh tại nhà, khi nào cần khám lại về từng mặt bệnh phổ biến, mỗi một thông tin bệnh có mã hóa để bác sĩ chỉ cần ghi cái từ mã hóa là người bệnh có thể đọc và tra cứu điện tử thay vì đọc chữ bác sĩ. Bác sĩ chỉ cần ghi những thông tin ngoài website cung cấp. Có thể mỗi phần hướng dẫn đó có thêm video, link video do bệnh viện làm để người mù chữ cũng có thể nghe, biết.
 
-Các thủ tục hành chính liên quan đến người bệnh phải đưa hết lên website, để hạn chế người giải thích, hướng dẫn. Mỗi thủ tục đều nên mã hóa để người bệnh dễ tra cứu, người hướng dẫn dễ chỉ bảo:
 
   - Thủ tục bệnh nhân ngoại trú: Đăng ký khám – Vào phòng khám – Bác sĩ chỉ định cận lâm sàng – Thực hiện cận lâm sàng ở đâu – Lấy kết quả như thế nào, ở đâu, thời gian chờ đợi ước tính là bao lâu – Đem kết quả cận lâm sàng về phòng khám – Bác sĩ xem, kết luận và kê đơn – Hướng dẫn người bệnh theo dõi, chăm sóc tại nhà, khi nào cần đi khám lại ngay.
 
   - Thủ tục bệnh nhân nội trú:
         + Đăng ký khám
         + Làm xét nghiệm
         + Nhập viện
         + Thanh toán viện phí
         + Ra viện
         + Làm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, cận lâm sàng.
 
   - Mỗi thủ tục nên có chữ viết và sơ đồ mũi tên tổng hợp. Phần nào làm ở vị trí khác thì phải có tên vị trí (mã hóa vị trí theo khoa phòng) để người bệnh tìm kiếm trên bản đồ bệnh viện.
 
2.Đặt lịch khám qua tổng đài:
   - Cái này nhân viên y tế sẽ mất công chờ điện thoại, trả lời điện thoại và điền thông tin người bệnh như cách 1.
   - Đến khi thanh toán tiền khám thì nhân viên y tế cũng phải hướng dẫn người bệnh thanh toán xong thì mới hoàn thành việc đăng ký khám. Tránh trường hợp đăng ký khám mà không có người đến khám.
   - Việc thanh toán cũng cần phối hợp với công nghệ thông tin và ngân hàng để đảm bảo tính nhanh chóng, bảo mật.
 
3.Đặt lịch khám thông qua APP bệnh nhân
   - Xây dựng được cái app này là một việc rất hay và cần thiết trong thời đại 4.0. Các ngành, các nghề đều có app để quản lý, nhưng ngành y thì chưa có.
   - Có 1 app nhưng lại có nhiều tài khoản của người bệnh, mỗi bệnh nhân là 1 tài khoản. Giống như app Facebook, mỗi người dùng sẽ có tên đăng nhập – mật khẩu để đăng nhập. Có thể xác nhận đăng nhập 2 lớp liên kết số điện thoại bố/mẹ để đảm bảo tính bảo mật.
 
   - Trên app sẽ có nhiều mục, tôi xin góp ý những mục/thông tin trên app như sau:
         + Đặt lịch khám bệnh: 
             * Chỗ này có thể do bệnh viện điều phối xếp phòng khám cho người bệnh.
             * Có thêm mục lựa chọn đích xác bác sĩ khám và phòng khám. Tùy theo chức danh, chức vụ của bác sĩ mà giá khám có thể thay đổi. Tất nhiên, tổng số đăng ký khám của mỗi bác sĩ hằng ngày sẽ có số tối đa, ví dụ 40 bệnh nhân/ngày. Thậm chí, các bác sĩ đăng ký mục lựa chọn khám này, có thể thông với số điện thoại của bác sĩ hoặc có dùng app này với tài khoản của bác sĩ thì có mục thông báo.
 
             * Có mục tình trạng người bệnh được ưu tiên: Tức là người bệnh phải đăng ký khám cấp cứu, được ưu tiên khám chữa bệnh.
         + Thông tin hành chính người bệnh
         + Thông tin bảo hiểm người bệnh
         + Thông tin ví điện tử/thẻ ngân hàng của người bệnh: Cái này phải liên hệ với ngân hàng, công nghệ thông tin, tài chính kế toán để thủ tục thanh toán đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, bảo mật.
 
         + Hướng dẫn chăm sóc người bệnh tại nhà, khi nào cần khám lại: Có một list danh sách bệnh, mỗi bệnh là một tờ rơi để hướng dẫn người bệnh theo dõi, chăm sóc bệnh nhân. Có thể mỗi phần hướng dẫn đó có thêm video, link video do bệnh viện làm để người mù chữ cũng có thể nghe, biết. Ví dụ: Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà mã hóa là TTC1
         + Bản đồ bệnh viện: Chỉ cần vào bệnh viện, nhập điểm đến/phòng khoa cần đến là phần mềm sẽ chỉ đường giúp mình. Có sơ đồ rõ ràng, mỗi vị trí có tên đầy đủ và tên mã hóa. Ví dụ: Phòng chụp Xquang , mã hóa CDHA1.
         + Các thủ tục hành chính liên quan đến người bệnh phải đưa hết lên app.
 
             * Thủ tục bệnh nhân ngoại trú: Đăng ký khám – Vào phòng khám – Bác sĩ chỉ định cận lâm sàng – Thực hiện cận lâm sàng ở đâu – Lấy kết quả như thế nào, ở đâu, thời gian chờ đợi ước tính là bao lâu – Đem kết quả cận lâm sàng về phòng khám – Bác sĩ xem, kết luận và kê đơn – Hướng dẫn người bệnh theo dõi, chăm sóc tại nhà, khi nào cần đi khám lại ngay.
             * Thủ tục bệnh nhân nội trú:
                  . Đăng ký khám
                  . Làm xét nghiệm
                  . Nhập viện
                  . Thanh toán viện phí
                  . Ra viện
                  . Làm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, cận lâm sàng.
 
         + Lịch sử khám bệnh: Bệnh nhân đã khám, chữa bệnh thì phải lưu thông tin tóm tắt. Tùy quy định của bệnh viện mà đẩy thông tin khám chữa bệnh của người bệnh khác nhau: Lâm sàng, cận lâm sàng, phẫu thuật thủ thuật…
         + Người bệnh đánh giá/góp ý phát triển bệnh viện: Là mục mà người bệnh đánh giá bệnh viện, góp ý, nhận xét bệnh viện.
 
         + Vẫn là app này, nhưng nhân viên y tế đăng ký thông tin đăng nhập và giao diện riêng, có thêm mục thông báo, để khi người bệnh đăng ký khám bệnh thì mình biết. Rồi mình có thể có mục mời hội chẩn liên khoa. Ví dụ bác sĩ khoa Sơ sinh, mời bác sĩ khoa Ngoại hội chẩn bệnh nhân, đích xác là bác sĩ nào trực ngoại hôm đó. Bác sĩ Ngoại nhận yêu cầu hội chẩn thì phải xác nhận đã nhận, đã hội chẩn xong thì xác nhận đã hoàn thành. Qua đó có thể thống kê, đánh giá được tình hình hoạt động của bác sĩ tốt nhất.
 
   - Chú ý là tất cả thông tin đăng ký khám của người bệnh phải thông suốt với phần mềm bệnh án điện tử, để bệnh nhân đăng ký là nhân viên y tế không cần hỏi lại nữa.
 
 GÓP Ý XÂY DỰNG THẺ THÔNG MINH
 
 Làm 1 thẻ điện tử/thẻ thông minh cho người bệnh có chứa:
  -Thông tin hành chính của người bệnh theo đúng giấy khai sinh/chứng sinh/Thẻ BHYT
     + Không cần khai báo thông tin hành chính nếu vào viện lại
     + Giảm công sức của nhân viên y tế
 
  -Thông tin bảo hiểm của người bệnh
     + Không cần đem bảo hiểm y tế
     + Giảm công sức của nhân viên y tế và giám định viên
  -Số tiền trong thẻ điện tử của người bệnh
 
     + Không cần đem tiền mặt, không lo bị mất tiền, chi phí sẽ thanh toán online
     + Giảm công sức của giám định viện, nhân viên y tế, kế toán
Khi người bệnh đến đăng ký khám chữa bệnh, chỉ cần quẹt thẻ là thông tin sẽ hiện lên tất cả, những thông tin mà chúng ta đang hỏi rồi chép tay và đánh máy.
 
Trên đây là góp ý phát triển công nghệ 4.0 về việc đăng ký khám bệnh online của em, tạo thuận lợi trong việc khám chữa bệnh trong giai đoạn mới.

 

THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team