linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Xây dựng các quy trình (SOPs) trong lĩnh vực xét nghiệm

Tổng hợp từ buổi offline ngày 20/9, tại TpHCM. Đặc biệt cảm ơn Chị Uyên – Bv Hoàn Mỹ Cửu Long, Chị Thủy bệnh viện Quận 2 , Anh Kiên bệnh viện 7A và một số Anh Chị Em đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này.
Khi bắt đầu xây dựng các quy trình chúng ta cần xác định hai nhóm quy trình:
+ Quy trình quản lý (liên quan đến giấy tờ và hành chính trong)
+ Quy trình chuyên môn kỹ thuật.
 
 
 
Về quy trình quản lý chúng ta có thể căn cứ các quy chế, văn bản và các tài liệu chính thống của Bộ Y tế, Bệnh viện và các đơn vị khoa phòng để tham khảo và xây dựng. Bài viết này em xin được chia sẻ nhiều về các kinh nghiệm xây dựng quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực xét nghiệm nhé.
 
Vấn đề 1:
Về căn bản chúng ta cũng cần tuân thủ đảm bảo về mặt hình thức và phương pháp xây dựng quy trình như các bài đăng khác trên diễn đàn chia sẻ (đầy đủ các đề mục: mục đích, yêu cầu, nội dung, áp dụng…… ). Tuy nhiên, một điểm mà chúng ta cần chú ý khi xây dựng là gắn các nội dung về “AN TOÀN SINH HỌC” vào các đề mục và các bước quy trình. Ví dụ: đơn giản như việc đeo găng tay, khẩu trang hoặc để kim sau khi sử dụng đúng chỗ là những thao tác thường quy đôi khi chúng ta quá quen với việc này và nó cũng lặp đi lặp lại nên có thể trong một số quy trình chúng ta thường bỏ qua. Điều này hết sức quan trọng đặc biệt đầu tiên hướng đến vấn đề “AN TOÀN” tiếp sau đó là vấn đề kiểm tra giám sát chúng ta rất dễ bị đoàn kiểm tra không chấp thuận các quy trình nếu chúng ta bỏ qua việc đưa thiếu/không đưa các nội dung về “AN TOÀN SINH HỌC” trong một quy trình.
 
Vấn đề thứ 2:
Ai nên là người xây dựng các quy trình? Câu hỏi này có khá nhiều đáp án. Em xin được phép chia sẻ một số kinh nghiệm các đơn vị đã thực hiện.
 
(1) Người xây dựng nên là người thực làm. Ví dụ: quy trình sinh hóa đưa cho bạn sinh hóa làm, quy trình huyết học đưa cho bạn huyết học làm. Không nhất thiết lúc nào cũng phải là kỹ thuật viên trưởng hoặc quản lý khoa đứng ra làm. Vì họ chỉ đóng vai trò cố vấn và hỗ trợ đồng thời cho ý kiến đối với các quy trình đã xây dựng. Đặc biệt, nên chọn các bạn “giỏi” và tâm huyết để lập một team làm công việc này. Hơn thế nữa, sau khi các bạn đã xây dựng xong, chúng ta nên xem xét đến việc góp ý. Thay vì chê bai hoặc thẳng tay chỉ trích các bạn làm sai sót hoặc thiếu, những nhà quản lý nên ngồi lại và cùng thảo luận nhẹ nhàng chỉ ra vấn đề để các bạn dễ tiếp thu và hoàn thiện quy trình với một tinh thần thoái mái và hứng thú đúng nghĩa. Đặc biệt, trước khi đọc góp ý và phê duyệt quy trình chúng ta nên làm một động tác đó là hoán vị quy trình giữa các bạn ở các lình vực chuyên môn xét nghiệm khác nhau đọc và góp ý (ví dụ: bạn sinh hóa đưa bạn huyết học xem, bạn huyết học đưa bạn vi sinh xem,….). Mục đích của việc này là chuẩn hóa và xây dựng quy trình mang tính phổ quát. Bởi một quy trình chuyên môn kỹ thuật tối ưu là một quy trình mà bất cứ ai cũng có thể hiểu khi nhìn vào quy trình (tất nhiên không phải hiểu rõ về bản chất vì không thuộc chuyên môn) và bên cạnh đó dễ dàng áp dụng, tăng năng suất và hiệu quả công việc. 
(2) Người xây dựng quy trình có thể là không nhất thiết là người thực làm mà có thể là những người có chuyên môn cộng với sự hỗ trợ của một bạn nào đó từ bộ phận quản lý chất lượng. Những người thực làm trong trường hợp này lại đóng vai trò cố vấn. Tức là sau khi quy trình được xây dựng xong sẽ đưa cho những tiền bối, những người thực làm họ xem và góp ý. Cách làm này cũng được một số đơn vị triển khai, do là những người thực làm họ không có thời gian để làm thêm công việc này. 
 
Và một câu hỏi được đặt ra đó là “làm sao để khuyến khích những người làm chuyên môn giỏi này viết quy trình?”. Sau đây là một số kinh nghiệm chia sẻ:
A. áp chế tài để khuyến khích mọi người làm (khen thưởng, hoặc tính thêm chi phí lao động ngoài giờ) việc này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một kế hoạch rõ ràng và có dự trù kinh phí để xin phê duyệt.
B. Mạnh dạn đưa ra những case thực tế để chứng minh hiệu quả của 2 vấn đề “Nếu không có quy trình thì hậu quả sẽ như thế nào? Và nếu có các quy trình chuẩn thì hiệu quả sẽ như thế nào?’.
C. Vấn đề quản lý con người và thuyết phục con người (em không có kinh nghiệm về khoản này).
 
Vấn đề 3:
Nguồn tài liệu tham khảo để xây dựng quy trình. Chúng ta nên có nguồn tài liệu tham khảo một cách chính thống và đáng tin cậy để xây dựng các quy trình. Hiện nay Bộ Y tế đã ban hành môt số tài liệu (gần như là full các quy trình), tuy nhiên cần phải căn cứ vào thực tế của đơn vị để điều chỉnh vá áp dụng đúng với thực trạng của khoa xét nghiệm tại đơn vị. Bên cạnh đó, các tài liệu của một số trang mạng (cần chọn lọc những trang chuyên ngành không nên áp dụng những trang thường thức nhé) hoặc trang thông tin nước ngoài của các tạp chí, các viện trường trên thế giới. Điểm cần lưu ý đó là chúng ta cần quản lý nguồn tài liệu này (có thể quản lý bằng folder, bằng google drive hoặc bằng các phần mềm như: Endnote,…) đồng thời cập nhật liên tục vì gần như các guidelines thay đổi liên tục mỗi ngày, tốt nhất sử dụng các tài liệu mới trong vòng 5 năm (trừ trượng hợp những tài liệu mà gần như không thay đổi và bất di bất dịch về khái niệm). Điều này phản ánh được tính giá trị và độ tin cậy của các quy trình.
 
Vấn đề 4:
vấn đề kiểm tra giám sát quy trình vận hành như thê nào? Topic này xin được nhờ các Anh Chị Em vào chia sẻ thêm. Em là người ngoại đạo nên không dám chém gió thêm ạ 
 
Nguyễn Quang Vinh
 
Góp ý của các thành viên trên diễn đàn:
 
Ngo Huu Phuong: Hi, Mình lại có quan điểm khác bạn Vinh một chút: Theo mình nên phân ra làm 3 nhóm quy trình: 1. QT quản lý, 2. QT chuyên KT chuyên môn, 3. QT KT xét nghiệm. Bởi bản chất của QT giúp hạn chế, phòng ngừa sai sot, rủi do và quan trọng là phải có khả năng truy xuất lại thông tin khi có sự cố, rủi do. Chính vì vậy mỗi nhóm QT khác nhau, có các mục khác nhau. Các mục cụ thể phải có trong các nhóm quy trình mình đã chia sẽ trên file QT QL tài liệu chất lượng. Xin mọi người cùng thảo luận
 
Linh Phan: Nguyễn Quang Vinh đang tổng kết chia sẻ về xay dựng quy trình cho Khoa XN thôi Phương ơi, ko phải cho cả BV nha
 
Ngo Huu Phuong: Dạ vâng, chỉ có khoa xét nghiệm mới có thêm quy trình kỹ thuật xét nghiệm, ngoài ra trong khoa XN phải có cả 2 quy trình quản lý và quy trình chuyên môn nữa: Em ví dụ: tại khoa XN: 1. Quy trình nhận mẫu: là thuộc loại quy trình quản lý (6 mục); 2. Quy trình lấy máu tĩnh mạch làm XN: là quy trình chuyên môn (9 mục); 3. Quy trình định lượng Albumin máu: Là quy trình kỹ thuật xét nghiệm (14 mục). Tất cả có 1 tên chung là quy trình SOP
 
Uyen Xuan Lam: 1- SOP (standard operating procedures) : quy trình thao tác chuẩn (gọi tắt là QT)
2- Nhìn chung, labo chỉ có 2 loại QT: quan ly va ky thuat (QTXN Alb hay QT van hanh may Ly tam deu la QT KT)
3- Đúng là chỉ riêng khâu lấy bpham xn cung co the viet ra 2 QT: QT thu thập BP XN (QT qly), QT lấy máu tĩnh mạch (QT KT). Tuy chung ta thoi, mien sao de hieu, de thuc hien va de quan ly
 
Uyen Xuan Lam: Các mục quan trọng of 1 QT:
1- muc dich
2- trach nhiem
3- pham vi ap dung
4- thuat ngữ va cac tu viet tat
5- noi dung
6- luu do (flowchart)
7- tai lieu tham khao
8- van ban, bieu mau lien quan
9- to chuc thuc hien
10- theo doi sua doi tai lieu
 
Uyen Xuan Lam: Phan NOI DUNG cua QT KT (test xn):
1- nguyen ly XN
2- TTB- thuoc thử
3- mẫu thử (loai benh pham)
4- ky thuat tien hanh
5- hieu chuan
6- kiem tra chat luong
7- đơn vị đo, he so chuyen doi don vi
8- gioi han do
9- cac yeu to anh huong den ket qua
10- khoang chuẩn sinh hoc (reference range, thuong "bị" gọi la gia tri binh thuong)
 
Uyen Xuan Lam: Cac ban dung cang thang qua, cứ thoai mai thuc hien SOP theo 3 tieu chi sau la ok:
VIET NHUNG GI CAN PHAI LAM
LAM DUNG NHUNG GI DA VIET
LUU NHUNG GI DA LAM VAO HO SO
("phương châm" nay tu TTKCXN TPHCM, hong phai cua minh)  
 
CLB QLCL-ATNB
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team