English thì : Clinical Pathway và Clinical Protocol khác chỗ nào Anh Lý Lý Quốc Trung, Em Nguyễn Quang Vinh !?
Các bạn thử search mà xem: không có văn bản nào của BYT dùng chữ "phác đồ" cả.
Linh Phan: Anh Ha Ha Thai Son ơi, mai mốt có thêm Quy trình chuyên môn chạy song song với Phác đồ điều trị ở các bệnh viên nữa hả Anh !? Còn cái phiếu "Tóm tắt chuyên môn" phát cho người bệnh nữa phải ko ạ !??
Chắc nhờ Anh Nguyễn Khoa Nguyễn Trọng và Anh Sơn cho giúp một bài tổng hợp và giải thích các loại luôn giúp với !!!
Ha Thai Son: Anh dự là em đã nghe Lý Quốc Trung trình bày rồi. Bài này sẽ để tác giả là anh Khoa Nguyễn Trọng đăng đàn nhé !
Ha Thai Son: "Câu hỏi hay nhất trong năm" thuộc về Luong Luan, "Câu trả lời thuyết phục nhất" thuộc về Lý Quốc Trung !
Ha Thai Son: Clinical guidelines (nhớ là có số nhiều) - VN dịch là Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị: tập hợp các y học chứng cứ về bệnh học, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, kiểm soát bệnh hoặc nhóm bệnh nào đó.
Trung Huynhh: Hướng dẫn điều trị có nhiều cấp ban hành: BYT, SYT, bệnh viện. Chữ phác đồ" là đồng nghĩa nhưng sau này thay bằng "hướng dẫn", tựa như chữ "đơn thuốc" trong văn bản & "toa thuốc" - theo cách gọi bên ngoài.
Ha Thai Son: Trước đây điều trị lâm sàng chủ yếu là thuốc, nên khi nói đến Phác đồ (Clinical protocol) thì mọi người nghĩ ngay đến đơn thuốc. Với tiến bộ của y học hiện đại, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau (thuốc, hoá chất, phẫu thuật, y học hạt nhân, tâm lý trị liệu) Phác đồ có thể hiểu rộng hơn là hướng chẩn đoán và xử trí cụ thể cho một bệnh hoặc nhóm bệnh. Chữ "phác" - nghĩa Hán Việt có nghĩa là vẽ ra, đưa ra định hướng, đề xuất. Chữ "đồ" - đường đi, hướng giải quyết, cách thức thực hiện công việc
Hải Nguyễn: Guideline =hướng dẫn, ko phải chỉ riêng bộ y tế, ví dụ hướng dẫn của hội tim mạch học vn, hướng dẫn của AHA..., nhưng hình như tính pháp lý của bộ là cao nhất, ko biết có đúng ko?
Ha Thai Son: Clinical protocol - Phác đồ điều trị, đúng như giải thích của Lý Quốc Trung là tài liệu tóm tắt, rút gọn, sơ đồ hoá; khuyến cáo lâm sàng từ chính Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị. Thường tập trung vào điều trị, hướng xử trí, sử dụng thuốc ... Đối với những bệnh đơn giản, hai tài liệu này được coi như 1. Nhưng đối với những bệnh phức tạp (ví dụ: HIV/AIDS) thì trong một Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bao gồm nhiều phác đồ điều trị khác nhau. Trong văn bản hướng dẫn hiện nay ít dùng từ Phác đồ, bởi phạm vi hẹp của nó.
Hải Nguyễn Vậy manual= protocol?
Ha Thai Son: Có thể hiểu như vậy, nhưng manual vẫn là guidelines tóm tắt, có thể vẫn còn nhiều lựa chọn xử trí lâm sàng, còn protocol chỉ là một trong số đó
Van Nguyen Bich: Nhất trí câu trả lời của Lý Quốc Trung và Ha Thai Son
Hải Nguyễn: Protocol: noun, a formal record of scientific experimental observations. Trong phẩu thuật sản, ngoại là bản tường thuật cuộc mổ. Hiểu thế nào đây?
Ha Thai Son: Protocol trong ngoại sản chính là các bước tiến hành phẫu thuật. Trong trường hợp hướng dẫn, thì có thể hiểu là Quy trình thực hiện phẫu thuật đó, trong trường hợp Ghi chép hồ sơ bệnh án thì hiểu là Phiếu phẫu thuật thủ thuật (Biên bản phẫu thuật, Bản tường thuật cuộc mổ)
Linh Phan: Tóm lại một câu: ở các bệnh viện để làm chất lượng - cải tiến chất lượng thì Anh Em nên đưa về "Phác đồ điều trị", tham khảo từ Hướng dẫn điều trị. Các đồng nghiệp trong bệnh viện cố gắng "bám sát" phác đồ.
Một loại nữa cần "bám sát" là "quy trình chuyên môn kỹ thuật" có cho cả điều dưỡng và bác sĩ !??
Làm sao để mấy trăm - hàng nghìn đồng nghiệp/ mỗi bệnh viện hiểu và biết mình làm theo cái gì rất quan trọng, nhiều quá Anh Em rối rồi lại..ko chất lượng.
Em hiểu vậy đúng không Anh Ha Ha Thai Son, Anh Lý Lý Quốc Trung ơi !!!
Confirm giúp để chúng Em go ahead nhé !!!! Thanks các Anh !
Khoa Nguyễn Trọng: Hướng dẫn điều trị do Bộ Y tế ban hành đưa ra hướng dẫn chung cho tất cả các cơ sở y tế áp dụng. Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế do các chuyên gia đầu ngành biên soạn dựa trên các hướng dẫn quốc tế, cùng với các bằng chứng nghiên cứu lâm sàng trong nước, được Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế nghiệm thu và trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
Phác đồ điều trị do các bệnh viện biên soạn dựa trên hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, nhưng phải căn cứ vào danh mục thuốc, vật tư, cận lâm sàng của bệnh viện hiện có. Phác đồ có tính chất cụ thể hơn, do các cán bộ chuyên môn của bệnh viện biên soạn, được hội đồng khoa học của bệnh viện thông qua và được Giám đốc bệnh viện phê duyệt và cho phép áp dụng tại bệnh viện.
Thực tế BYT ko thể ban hành được tất cả các hướng dẫn điều trị, vì vậy, trong khi BYT chưa có hướng dẫn thì các bệnh viện phải xây dựng phác đồ dựa trên các hướng dẫn quốc tế và các bằng chứng khoa học khác, nghiên cứu của bệnh viện và kinh nghiệm của thầy thuốc, dựa trên danh mục thuốc của bệnh viện.
Phác đồ điều trị đã được quy định trong Thông tư 19/2013/TT-BYT. Quá trình bệnh viện xây dựng phác đồ điều trị chính là quá trình đào tạo liên tục cho các thầy thuốc. Khi xây dựng phác đồ, các bác sĩ sẽ phải tìm tài liệu, các nghiên cứu liên quan, tìm hiểu danh mục thuốc hiện có để đưa ra dự thảo phác đồ trình hội đồng thuốc và điều trị để thông qua. Hy vọng đây là nội dung các bệnh viện tích cực triển khai. Các đơn vị có thể liên hệ, tham khảo kho phác đồ điều trị của Sở y tế Tp HCM.
Lien Nguyen: Theo KNT thì là Phác đồ điều trị (pđđt) một bệnh do từng Bệnh viện (BV) tự xây dựng và sẽ chỉ đc dùng tại chính bv đó. Bác sỹ đến BV nơi nào lv (vd BS đi tăng cường) thì phải tuân thủ pđđt BV nơi đó. Trong cùng một TP/Tỉnh ko biết sẽ có bao nhiêu pđđt của các BV (cả công lập và tư nhân), nội dung pđđt của từng BV có đồng nhất chuẩn chỉnh đúng hướng dẫn điều trị của BYT hay không nữa? Như vậy chỉ một bệnh thì cả nước ko sẽ có bao nhiêu phác đồ điều trị nhỉ? Phòng Nghiệp vụ Y các Sở Y tế Tinh/TP có vai trò gì trong hđ chỉ đạo xây dựng và quản lý phác đồ điều trị chuẩn mực cho toàn hệ thống khám chữa bệnh tại các đơn vị trực thuộc đây
Hoàng Công Điền:
Cám ơn tất cả các ý kiến chia sẻ của các anh chị. Xin có thêm vài ý :
1. Ở góc độ BV, có 3 công cụ quản lý chuyên môn chính mà nhà quản lý phải nắm: Hướng dẫn điều trị (HDDT), phác đồ điều trị (PDDT) và quy trình chuyên môn kỹ thuật BV (QTKT). Thông thường PDDT có khuynh hướng nghiêng về nội khoa, chủ yếu là thuốc men, trong khi QTKT lại nặng về ngoại khoa, kỹ thuật, thủ thuật... có tính chi tiết cho từng hoạt động chuyên môn. BYT cũng đã và đang ban hành các hướng dẫn quy trình chuyên môn, để các BV dựa vào đó xây dựng QTKT riêng của mình.
2. HDDT là tài liệu khung - như anh Khoa Nguyễn Trọng đã nói do BYT xây dựng, có tính pháp lý chung cho cả nước. Các BV dựa vào HDDT do BYT đưa ra và tùy điều kiện cụ thể về năng lực chuyên môn, TTB, thuốc men ... xây dựng PDDT cho riêng từng BV. Vấn đề là liệu PDDT của BV có khi nào không theo đúng HDDT của Bộ ? lúc đó xử lý ntn ? ở đây không hẳn là vấn đề Đúng - Sai, mà thường chỉ là vấn đề cập nhật các kiến thức mới mà thôi. Tuy nhiên sự lệch pha này , nhìn ở góc độ pháp lý sẽ rất kẹt. Nhớ hồi cuối 2014, tại 1 Hội nghị ở TP.HCM, khi đại diện SYT đứng lện thông báo sẽ hoàn thành kho dữ liệu PDDT chung cho TP trong năm , 1 đại diện khác của BYT đã nhắc : "chỉ có BYT mới có thẩm quyền ban hành PDDT" (có lẽ ý bác đó muốn nói đến HDDT) !!!
3. Tương tự là các QTKT. Đây là lĩnh vực mà nhiều chuyên ngành ngoại khoa VN có nhiều bước phát triển nhanh và đi vào chuyên môn sâu. Làm sao để các hướng dẫn này không trở thành rào cản phát triển KHKT ,đồng thời đảm bảo được vấn đề đạo đức trong y sinh học và ATNB ? Câu chuyện một BV ở miền Trung mổ sọ não để giải quyết bệnh động kinh còn nóng hổi đó.
4. Đối với các HDDT do các hội nghề nghiệp ban hành - thường được sọan dưới dạng Khuyến cáo (VD khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học VN) thì góc độ pháp lý sẽ ntn ?
5. ở góc độ QLCL, câu chuyện cũng tương tự. Thời điểm này là thời điểm "người người làm quy trình, nhà nhà làm bảng kiểm" do đó cũng phải có khung pháp lý cho các tài liệu QLCL trong BV. Coi chừng điều mà chúng mình đang làm, mang tiếng chất lượng nhưng lại không chất lượng lắm đâu. Hãy nhớ đến tư duy tinh gọn hehe.
Vì vậy rất mong các anh chị ở BYT, cục QL KCB trước hết xây dựng những quy định tổng thể cho vấn đề tài liệu quản lý chuyên môn và QLCL trong BV, xác định khung pháp lý, định được hướng mở các tài liệu này theo hướng phát triển liên tục, đồng thời định rõ các giới hạn Không thể vượt qua theo từng mức phân cấp. Xin cám ơn.
Ha Thai Son: Xin cảm ơn BS Hoàng Công Điền, một số nội dung anh chia sẻ đúng là những gì chúng tôi muốn chuyển tải đến các bạn trong CLB. Một số góp ý của anh chúng tôi xin ghi nhận và sớm phản hồi lại anh.