Các sai sót khi dùng thuốc rất thường hay xảy ra. Trung tâm kiểm soát bệnh dịch của Mỹ CDC ước tính khoảng 82% người lớn mắc ít nhất 1 lần sai sót và con số này là 29% ở những người mắc phải trên 5 lần. Với con số như trên, thì sai sót lúc nào cũng dễ xảy ra. Trung tâm CDC cũng phát biểu rằng các phản ứng phụ của thuốc có thể gây tổn hại đến sức khỏe, là nguyên nhân của khoảng 700.000 ca cấp cứu mỗi năm.
Các sai sót này bao gồm:
• Sử dụng các thuốc không kê toa có chứa Acetaminophen (Paracetamol) trong các toa thuốc giảm đau của bác sĩ quá liều khuyến cáo và làm tăng nguy cơ ngộ độc gan
• Sử dụng các thuốc kê toa khác tên biệt dược, nhưng cùng hoạt chất. Điều này dẫn đến nguy cơ quá liều
• Nhầm lẫn giữa thuốc nhỏ mắt với thuốc nhỏ tai
• Nhai nhỏ các thuốc không đúng quy cách
• Cắt – chia nhỏ các thuốc phải uống nguyên viên
• Dùng sai thìa chia liều thuốc xi-rô
• Quên hoặc uống gấp đôi liều chỉ định
Tại sao sai sót dễ xảy ra? Các chuyên gia nói rằng hầu hết các nguyên nhân là do thiếu thông tin trao đổi giữa bác sĩ kê toa với người bệnh, giữa các bác sĩ với bác sĩ. Nhiều thuốc có tên gọi tựa tựa nhau hoặc giống tên viết tắt, và nhiều thuốc có cách đóng gói giống nhau.
Các lưu ý sau đây giúp bạn và gia đình bạn an toàn trước các sai sót đó:
• Hãy đặt câu hỏi : hãy hỏi khi nào và dùng thuốc như thế nào ? các tác dụng phụ nếu có
• Hãy cùng kiểm tra toa thuốc với bác sĩ
• Nhớ cập nhật các thông tin thuốc trong toa thuốc của bạn, kể cả các thuốc không kê toa hoặc thảo dược
• Hãy luôn giữ thuốc trong các vỉ thuốc, lọ đựng thuốc có đầy đủ nhãn tên
• Nếu cần phải chia liều trong ngày để dễ nhớ và dễ dùng, nên dùng các hộp phân chia thuốc.
• Luôn giử các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
• Nên mua thuốc ở cùng 1 nhà thuốc tất cả các thuốc trong toa
• Không đưa toa thuốc cá nhân cho người khác cũng như không sử dụng thuốc từ toa thuốc của người khác
trích
http://newsnetwork.mayoclinic.org/…/medication-errors-tips…/
Long Chan dịch
Tham khảo thêm: