Medication Management and Use - MMU. Xin chia sẻ một chút những góp nhặt của mình, chủ yếu từ bộ tiêu chuẩn JCI của Mỹ và các sách hướng dẫn của tổ chức này nhé.
Xin chia sẻ một cách ngắn gọn, những gì mình phải quan tâm, phải làm khi nói đến MMU. Mình sẽ tách thành từng chủ đề nhỏ để các Anh Chị Em tiện thảo luận nhé, thực tiễn hiện tại mình có gì đang khó khăn, tháo gỡ như thế nào!?
1. Là đầu vào: phải làm sao để thuốc, vật tư tiêu hao mua về là sản phẩm tốt và bảo đảm cung ứng đủ cho người bệnh, phải quản lý tốt danh mục thuốc - vật tư tiêu hao, thuốc đưa vào danh mục phải qua các bước nào, thuốc bỏ ra phải qua các bước nào. Nếu phải sử dụng một loại thuốc cho người bệnh mà ko có ở bệnh viện thì gq như thế nào!? Để người nhà tự đi mua, hay bệnh viện mình đi mua!?
Chuẩn chất lượng họ yêu cầu mình phải làm rõ các vấn đề này, để bảo đảm mình đưa về những sản phẩm thuốc và vật tư tiêu hao tốt nhất có thể và đầy đủ, kịp thời cho người bệnh !!
Các ý kiến chia sẻ trên diễn đàn
Kim Nga Cần phải có ít nhat 5 quy trinh và lệ thuộc vào cơ chế dau thau tạp trung hien nay theo Thong tu và KHONG THE can thiệp
Linh Phan Dạ nhờ Chị Kim Nga chia sẻ thêm ạ. Ví dụ có luật - thông tư nào của Dược nói về vấn đề này, hướng dẫn vấn đề này Chị chia sẻ giúp luôn nha..!!
Linh Phan Đa phần Anh Em làm ở phòng QLCL thường ko phải ai cũng nắm rõ mảng Dược như Chị Kim Nga và Em Vo Vo Thi Ha đâu, nhất là những kinh nghiệm và thực làm..!! Các ma đồng nghiệp ko phụ trách QLCL càng ít có cơ hội tiếp cận!! Mình cứ tổng kết lại để các đồng nghiệp cùng thảo luận trao đổi cho sâu và đầy đủ thông tin ạ
Lê Thị Oanh Thực ra khâu đầu vào chiếm vị trí quan trọng trong quản lý an toàn sử sụng thuốc. Vì đây là nơi bắt đầu của quy trình sử dụng thuốc nên việc ra tiêu chí lựa chọn thuốc là rất quan trọng. Nhưng hiện giờ việc cung ứng của các bệnh viện phụ thuộc vào trung tâm mua sắm nên cũng khó. Hàng năm tại Hoa kỳ họ từ chối một số lượng thuốc ra thị trường vì có nguy cơ gây nhầm lẫn
Kim Nga 1. Hàng hóa ( thuốc , hóa chất- vật tư tiêu hao (HC-VTTH), thuốc thang ( vị thuốc Yhdt) phải thực hiện đấu thầu theo luật đấu thầu 43/2013/QH. Hiện tại trung tâm mua sắm hàng hóa ( Hpc) đã thực hiện đấu thầu thành công thuốc đã có kết quả thầu năm 2014 ; còn năm 2015 đang thực hiện và dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 5 năm 2015. Còn HC- VTTH thì Hpc đang làm (gần 2 năm chưa xong vì rất khó ), hiện nay các Bv đang tự thực hiện thầu HC VTTH trong khi chờ kết quả đấu thầu tập trung của Hpc
Kim Nga 2. Để mua sản phẩm tốt ( hàng hóa tốt) thì hiện nay cần chờ đợi theo lộ trình thực hiện thầu tập trung của Sở Y Tế để từng buoc co su thay doi họp ly. Năm 2014 , Hpc đã thực hiện thành công thầu tập trung thuốc , có nhiều ý kien đưa ra chất lượng thuốc chưa OK lắm nhưng trung tâm kiểm ngiệm đã có kết quả kiểm nghiệm là đạt sau khi thu thập hàng trăm mặt hàng thuốc tại nhiều bệnh viện . Năm 2015, đang thực hiện thầu thuốc , dự kiến cuối tháng 5 này có kết quả, hiện đang tập trung rất nhiều dược sĩ và kế toán của các bệnh viện được triệu tập lên Hpc dể chấm thầu( hình như gần 50 người không biết đúng không ). Việc mọi người băn khoăn là làm sao để có thuốc tốt, hiện nay từng nhóm thuốc đã được chia ra cụ thể hơn , để đảm bảo chất lượng hơn nam 2014 như generic có 5 nhóm pic 1 , pic 2 , GMP-WHO, tương đương sinh học , khác và biệt dược có 1 nhóm ( theo thông tư 36/BYT) có thể thuốc có chất lượng hơn năm 2014 khi có nhóm pic 1 ( thêm nhóm nay gom các hang Chau Au) và tương đương sinh học ( số lượng thuốc tăng thêm để them lựa chọn). Chủ trương của Bộ Chính Trị, Bộ Y tế , Sở Y tế , UBND…. người Việt ưa tiên dùng thuốc Việt nên thuốc việt ưu tiên được lựa chọn nhiều hơn tại các nhóm GMP-WHO, tương đương sinh học, có thể có nhóm pic 2 . Còn thuốc hàng hiệu( biệt dược gốc) với tỉ lệ số lượng dưới 50%( hình như có tính theo giá trị và hình như là tỉ lệ 30% thì phải).
Kim Nga 3. Việc đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho người bệnh cũng có nghĩa là đảm bảo đủ số lượng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu công tác khám và điều trị tại bệnh viện . Chỉ cần lấy số lượng suất sử dụng của 1 năm và thêm 3 tháng an toàn kho và đã hoàn thành xong công tác dự trù xây dựng danh mục hàng hóa bao gồm cả số lượng . Tuy nhiên , chỉ như thế thì quá dễ không cần đến dược sĩ , không cần đến hội đồng thuốc và điều trị vì bên cạnh đó có vô số việc xung quanh đó cần phải bàn như liệu sang năm liệu có cơ chế gì thay đổi không về bệnh nhân BHYT, viện phí , dịch vụ ; nếu bệnh giảm thì số lượng hàng hóa sẽ dư ra ( mua rồi thì tồn kho, chưa mua thì còn dư số lượng trên hợp đồng); nếu bệnh tăng thì không đủ số lượng sử dụng phải chạy đôn chạy đáo xin thêm số lượng từ các bệnh viện khác , nếu không có bệnh viện nào cho thì phải xin ý kiến của SYT để làm thầu . Nói chung thì nếu khoa dược “dự đoán ”được thì nói như mọi người hay nói là chúng tôi thành …”tiên” mất rồi vì “dự đoán” được mọi thứ để đủ số lượng sử dụng cho nhu cầu điều trị. Chưa kể việc bác sĩ kê đơn thay đổi đến chóng mặt, năm trước hoạt chất A sử dụng ít còn sang năm sử dụng gấp mấy chục lần và ngược lại , chúng tôi không thể theo kịp dù có trình kế hoạch đến từng khoa , đến HĐT và ĐT nhưng cũng “ bó tay” cho dù ra sức giải thích và làm đúng quy trình . Chính vì thế cho nên, mỗi bệnh viện đều có cái khó cua riêng tung Bv. Nhung Theo lộ trình thì mọi thứ ( hang hoa) sẽ dần dần ổn định theo hướng đúng giá và chất lượng .
Kim Nga 4. Cần mot so quy trinh cho cau hoi tren nhu: Qui trình mua sắm thuốc ; qui trình thực hiện thầu , qui trình xây dựng danh mục hàng hóa , qui trình lựa chọn hàng hóa , qui trình loại bỏ hàng hóa… . Các qui trình này trong thông tư 19 đảm bảo chất lượng có yêu cầu thực hiện.
Kim Nga 5. Năm 2015 có đổi mới nâng tầm việc xây dựng danh mục thuốc đó là xây dựng thuốc theo phác độ điều trị, xây dựng thuốc theo nhóm VEN… thực hiện khó nhưng vẫn phải làm và thấy không khó chỉ là có biết làm hay không mà thôi. Tại thêm quy trình xây dựng PĐĐT, quy trình xây dựng danh mục thuốc theo nhóm VEN … nói vậy thôi chứ mấy trăm PĐĐT , gần 500 hoạt chất thì không dễ chút nào
Kim Nga 6. Nếu hàng hóa không có trong danh mục thì để nhanh thì Bs yêu cầu người nhà bệnh nhân đi mua vậy là sai qui định ( nếu sai thì bị thưa kiện thì thua). Còn lam đúng qui định là chờ khoa dược mua , nếu mua dưới 5 triệu thì phải có 3 giá hoặc dưới 20 triệu phải có hợp đồng và giá hợp lý ( 3 giá) , nói vậy chứ mệt mỏi và khó khăn vì đến thời điểm tiếp kiểm toán , đoàn kiểm tra thì phải giải trình len giai trinh xuống rat nhiêu Khê , khoa dược và phòng tài chính kế toán vất vả vô cùng . Nhiều lúc muốn “buông xuôi” vì mệt mỏi quá . Nếu không mua thì không có hàng hóa cho khối điều trị , nếu mua thì “đuối quá”. Nhiều khi bảng dự trù các khoa đưa lên món hàng không có trong danh mục chỉ vài chục ngàn, hoặc dưới 500.000 đ khoa dược vất vả năn nỉ công ty đưa giá qua , họ không đưa phải đến tận công ty lấy hoặc bỏ tiền túi nhờ họ kêu xe ôm đem đến khoa dược trả tiền xe ôm. Hoặc món hàng ít tiền thủ tục nhiều , khó quá chúng tôi tự bỏ tiền túi mua cho rồi vì làm giấy tờ mệt mỏi lắm chưa kể các anh bên phòng tài chính kế toán hành lên hành xuống.
Các anh chị sẽ hỏi sao không đưa vào danh mục hàng hóa? Đâu phải dễ, đưa vào số lượng ít quá là bị cấp trên bỏ ra vì không kiếm được công ty chào hàng để có giá thuc hien thau, chưa kể công ty không thèm bán vì để bán ngoài sướng hơn . Bv cần công ty bán chứ công ty không cần Bv nữa rồi (áp dụng với các mặt hàng đặc biệt không đưa được vào danh mục nhưng số lượng và giá trị rất rất là thấp). À chua kể đến các Bv hien nay nợ tien hang hoa nhu "chúa chởm"
Kim Nga 7. Việc đấu thầu tại Pháp giống Việt Nam từ năm 2013 trở về trước và tại Việt Nam lúc đó có nhiều bất cập là quá cao , cùng một loại thuốc có nhiều giá dẫn đến chenh lệch giá, chất lượng không biết như thế nào , tốn kém nhân lực “khủng khiếp” thì hiện nay Hpc thực hiện đấu thầu tập trung là rất hay , Ngà rất tin rằng Hpc sẽ thành công vì ý nghĩa đem lại. Chỉ cần theo lộ trình để có được thuốc có chất lượng thông qua ban hành thêm một số qui định . Chính vì thế, theo lộ trình sẽ đến đấu thầu quốc gia trong năm 2016 mà thí điểm là vài chục hoạt chất . Ngà tin rằng,hiện nay nghành y tế đang có bước đi rất đúng trong công tác quản lý hàng hóa vì nó chiếm hơn 60% giá trị tiền sử dụng tại Bv.
Vo Thi Ha như trong tài liệu e có dịch về đấu thầu Pháp, e thấy bất cập lớn nhất trong đấu thầu ở VN là thời gian quá gần nhau: 1 lần/năm, còn trong khi Pháp là 1 lần cho 2-3 năm. Tất nhiên trong đấu thầu cũng kia ra nhiều loại: loại đấu thầu định kì, loại cung cấp liên tục trong năm...
Tham khảo: ASHP Guidelines for selecting pharmaceutical manufacturers and suppliers