Cải tiến chất lượng là đi đào vàng, Công cụ để đào là Data Mining, Đóng vàng chính là COPQ.
Quản lý chất lượng trong 1 tố chức thường bị than phiền là hình thức, không thực chất, đẻ ra việc để làm, quy trình, tiêu chí rối rắm.
"Đang yên đang lành tự dưng bày chuyện để làm, mấy cha đó rãnh quá"
"bộ phận chất lượng toàn là xài tiền, chứ không làm ra tiền"
là những câu than thở thường nghe từ các cấp nhân viên vận hành.
Chúng ta cần tạo cho mọi người 1 động lực khi làm 1 việc gì đó. Ở đây không phải chỉ có ra lệnh, áp đặt mà phải cho mọi người thấy "một cách cụ thể" làm chất lượng làm ra tiền như thế nào.
Các tổ chức triển khai hoạt động chất lượng thường bỏ sót 1 khái niệm rất là quan trọng trong chất lượng đó là COST OF POOR QUALITY - Cái giá phải trả khi không đảm bảo chất lượng là như thế nào.
Người ta đã tính toán COPQ chiếm 25-35% chi phí hoạt động cho 1 tổ chức. Nghĩa là nếu chúng ta giảm được 10% COPQ ta có thể tăng được ít nhất 20% cho quỹ lương và phúc lợi cho mọi người.
Vấn đề là COPQ rất vô hình, nó là phần chìm của tảng băng, ta cảm nhận nó hiện hữu xung quanh ta nhưng không làm gì được, đến nổi ta dần quen thuộc với những "cái ác hiển nhiên" (evil evident) này.
Chính tảng băng chìm này làm cho tổ chức ngày càng kiệt quệ.
Cho nên việc đầu tiên của hoạt động chất lượng là phải lượng hóa thành tiền những tổn thất gây ra do chất lượng kém (quality loss), nghĩa là làm nổi tảng băng chìm lên để mọi người có thể nhìn thấy nó một cách rõ ràng và do đó CÓ ĐỘNG LỰC để loại trừ nó.
Tuy nhiên, khi nói đến những từ "tổn thất, sai sót, khuyết tật, yếu kém..." rất dễ làm cho người ta e ngại và lo sợ (trách nhiệm) và khi đó quá trình "làm hiện hình" tổn thất sẽ càng khó khăn hơn (do sự che dấu). Cho nên sau này trong chất lượng người ta dùng 1 khái niệm rất thú vị khác để thay thế đó là "Opportunities". Nghĩa là đừng nhìn những "sai sót" là "sai sót", mà hãy nhìn "sai sót" như 1 cơ hội để cải tiến.
ThS. Huỳnh Bảo Tuân
Giảng viên Khoa Quản lý Công Nghiệp - ĐHBK TpHCM