linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Phải đến CHIR để học cách học và chia sẻ

Đi học hay đi workshop thì đến ngày giờ thì cứ cặp táp đến lớp, hết giờ thì về chứ còn "học cách học" gì nữa chèn ơi. Ôi! Cứ cảm thấy bị may mắn vì va phải ông thầy có cách học khiến người dạy phải nể luôn ấy.

 1. Đừng tham dự khoá học của CHIR (😮...bình tĩnh tí ạ, đây là câu điều kiện chứ không phải truyền khuyến đâu ạ)

- Đừng tham dự nếu bạn mong muốn sẽ được chụp hình "lộng lẫy" để về có cái đánh dấu ngày này năm xưa.
--> chẳng có poster hay standee gì mô. Đi vô toà nhà chỉ có tờ giấy A4 chút éc gần thang máy và tên khoá học phòng học chỉ chiếm có 2 dòng trong đó hà.
 
- Đừng tham dự nếu bạn quen với giờ dây thun
--> Chèn ơi, nay đi học với tâm thế có người quan trọng đợi "bữa trưa" nên mình sốt ruột lắm nếu bị cháy giáo án. May sao ông thầy điềm đạm canh thời gian chuẩn boong cho các nội dung trình bày và thảo luận. Đúng giờ là việc căn bản trong công việc nhưng hiếm khi nào thực hiện được nên mình quý vô cùng í.
 
- Đừng tham dự nếu bạn mong muốn có sẵn tập tài liệu bài giảng được bọc trong một tờ bìa sang chảnh để xách đi ton ten 
--> Cái bài giảng được thiết kế nó đi vào tâm trí người nghe một cách trơn lán như phòng khám không cửa của Aravin vậy đó. Nên CHIR thể hiện đúng tinh thần "Đừng lấy đi gì ngoài những bức ảnh, đừng để lại gì ngoài những dấu chân" của rừng quốc gia Cúc Phương. Ah, ảnh chụp ông thầy điềm đạm với slide bài giảng ấy mà.
 
- Đừng tham dự nếu bạn mong chỉ tiếp cận kiểu cưỡi ngựa xem hoa với kiến thức
--> Cứ phải nói là nhà CHIR không có gì ngoài kiến thức và kinh nghiệm "khủng" về QLCL ATNB. Đi học là ghi chép lia lịa vì lời chia sẻ nào cũng chất quá. Chuyện ngộ là có cậu bạn đi học mà mang mỗi cây bút và nghĩ ban tổ chức-BTC có chuẩn bị giấy. May sao bạn ấy được ngồi cạnh bà chị xinh đẹp, tinh tế. Thế là bà chị ấy quay sang thỏ thẻ "em có cần giấy không", cậu bạn như bắt được vàng gật đầu ngay. Thế là học viên kết nối với nhau luôn. BTC có âm mưu ghê gớm thật.
 
Tóm lại là mình vô cùng ủng hộ cách làm của BTC. Loại bỏ triệt để những thứ không cần thiết nhất là những cái dùng một lần rồi bỏ đi gia tăng gánh nặng cho môi trường.
 
2. Học cách học
Đi học hay đi workshop thì đến ngày giờ thì cứ cặp táp đến lớp, hết giờ thì về chứ còn "học cách học" gì nữa chèn ơi. Ôi! Cứ cảm thấy bị may mắn vì va phải ông thầy có cách học khiến người dạy phải nể luôn ấy.
 
- Trước khi đi học:
Tìm kiếm, lục lọi cứ gọi là tan nát cái google về nơi mình sắp đến học. 
Điều này dường như bị lãng quên phần nhiều sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Rất may giờ còn giác ngộ và quay lại được.
 
Nhờ thế mà ông thầy điềm đạm vớ được bí kíp võ công của Aravin ngay khi còn ở Việt Nam luôn. Và đi học thì cứ theo cái bí kíp đó mà lần mò khám phá thôi. Chắc ông thầy điềm đạm mới được khám chứ chưa được phá chi mô đã bị người phụ nữ gia đình triệu tập về rồi.
 
🍀 Tạo nhu cầu sử dụng mới
🍀 Tăng năng suất
🍀 Đảm bảo chất lượng dịch vụ
🍀 Phát triển bền vững
Đó, bí kíp chỉ có vậy thôi đó mà ông thầy điềm đạm đi thỉnh kinh nghe đồn tới mấy chục ngày mới về.
 
- Trong quá trình học
Qua câu chuyện đan xen trong lô lốc kiến thức được khuân về nước của ông thầy điềm đạm mình rút ra được hai điều:
+ Lăn xả: cứ phải làm cùng thì mới học cùng được chứ những cái đã được "giấy hoá" rồi thì như khúc gỗ đã được đẽo thành bức tượng.
+ Đúc kết: học với tâm thế sẽ phải chia sẻ lại nên phải gói ghém kiến thức đã được tiếp cận mỗi ngày. Và cả không phải lúc nào cũng có cơ hội quay lại nơi mình học nên nhờ đúc kết mỗi ngày ấy sẽ dễ dàng nhận ra mình xót ở đâu mà bổ sung ngay.
 
- Sau khi đi học: 
Báo cáo thành quả học tập được. 
Với người thầy để xác minh những điều mình ghi nhận là chính xác.
Với sếp để lần sau sếp cho đi học nữa (😁).
Với những người cùng quan tâm để cùng thắc mắc làm rõ vấn đề.
 
Tóm lại là đi học cũng là một quy trình í. Có đầu vào-quá trình-đầu ra. Thật là trước giờ mình hay cắt đầu, gọt đuôi của quy trình này nên việc áp dụng vào thực tế bị đóng băng.
 
3. Học cách chia sẻ
Sao mà lôi cuốn người nghe không rời mắt, không ngái ngủ ấy nhỉ. Có nghề cả đấy.
- Kiến thức: cái này là cốt lõi rồi. Chính bởi cách "học" ấn tượng của ông thầy điềm đạm nên kiến thức thầy ấy cóp nhặt được nó cũng ấn tượng không kém. Ấn tượng theo kiểu nếu cho mình đi học giống thầy ấy thì chắc chắn mình không nhìn ra được để bê về Việt Nam như thầy đã làm.
 
- Hình thức trình bày: slide slide slide. Power point thì mọi người vẫn làm hàng ngày đó thôi. Nhưng thiết kế làm sao để người nhìn có thể tiếp thu được nhanh nhất là có bí kíp đấy. Mặc dù mình cũng đã có cơ hội được học nguyên tắc thiết kế power point nhưng cũng được "bẫy" một cách gọn gàng vào cách trình bày của CHIR. Nếu quan tâm mọi người có thể tìm "Slide factory"-một start up về sử dụng các phần mềm văn phòng.
 
-Chuyên gia: CHIR làm được một việc quá hay khi mời những chuyên gia trong lĩnh vực tham dự cùng để các vấn đề chuyên sâu hơn còn "bắt cóc" được chuyên gia chia sẻ.
 
🌈🌈🌈 Chắc là có xuất hiện sau khi mình đón cơn mưa té tát vào mặt chiều về và cái nắng chói chang chiều đi khi giữa trưa tranh thủ chạy về nhà làm nhiệm vụ quốc gia. Nếu là một lớp học miễn phí hay nội dung làn nhàn mình cũng không quyết tâm đến thế. Nhờ thế mình đã có cơ hội biết được "sơ sơ" vì sao Aravin có thể cung cấp được giá khám bằng nửa ổ bánh mì ăn sáng; có thể chuẩn hoá việc mổ như McDonald's sản xuất hamburger hàng loạt.
 
Đọng lại trong mình vẫn còn nhiều lấn cấn trong việc phát triển nhân sự của #Aravin . Đó sẽ còn là vấn đề văn hoá của mỗi quốc gia.
 
Và còn cả cái mà mình mong ngóng là cách vận hành của bộ phận QLCL và hệ thống báo cáo sự cố của Aravin chưa được ông thầy điềm đạm chia sẻ nữa cơ. Ahuhu. Mong ông thầy điềm đạm sớm hồi phục sức khoẻ để "báo cáo" cái phần "mong ngóng" kia nhé ạ.
 
Trần Bảo Ngân
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team