linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Chia sẻ về Kế hoạch cải tiến chất lượng.

Đọc qua 1 vài bản kế hoạch cải tiến chất lượng tại 1 vài bv. Tôi nghĩ, chúng ta cần phân biệt 2 nhóm công việc: Kế hoạch công việc cho phòng quản lý chất lượng (luôn có sự phối hợp với các phòng ban khác) và Kế hoạch cải tiến chất lượng, gọi chính xác hơn là quản lý các dự án cải tiến.
>> 1. Kế hoạch công việc cho phòng quản lý chất lượng (luôn có sự phối hợp với các phòng ban khác)
Làm 1 kế hoạch công việc là trả lời cho 5 W + 1 H
 
Ai làm, ai phối hợp, khi nào làm, làm chừng nào xong, làm như thế nào, ngân sách ra sao, làm ở đâu, làm xong báo cáo cho ai... kế hoạch công việc mang tính chất liệt kê các đầu công việc và triển khai nó.
Đây là những công việc mà chức trách bổn phận phải làm. Mang tính chất thường xuyên.
 
Ví dụ:
- Rà soát theo 83 tiêu chí coi cái gì chưa làm được và triển khai làm cho nó tốt, để nâng cao mức điểm trong các tiêu chí này.
 
Lưu ý: làm tốt theo 83 tiêu chí mới chỉ được gọi là Đảm bảo cho chất lượng bệnh viện đạt được ở 1 cấp độ nào đó. Đó là những yêu cầu tối thiểu mà nhà nước và xã hội đặt ra cho ngành y.
 
Muốn tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh đòi hỏi ở câu chuyện cải tiến dưới đây.
 
>> 2. Kế hoạch cải tiến chất lượng, gọi chính xác hơn là quản lý các dự án cải tiến.
Cải tiến chất lượng hoạt động như những dự án do 1 nhóm người nào đó tập hợp lại làm trong 1 khoảng thời gian nào đó, với 1 mục tiêu hết sức cụ thể, có 1 nhóm trưởng phụ trách.
 
Các vấn đề cần cải tiến để nâng cao chất lượng là rất nhiều, do dó phòng quản lý chất lượng cần tham mưu cho BGD Bệnh viện những dự án cần tập trung giải quyết trước.
 
Làm hết dự án này ta qua dự án khác. Luôn luôn có từ 5-7 dự án cải tiến chất lượng hoạt động trong 1 tổ chức --> đó là cải tiến liện tục.
 
Ví dụ: 
- dự án giảm thời gian thanh toán ra viện
- ngăn ngừa rủi ro sai sót trong sử dụng thuốc của bệnh nhân nội trú.
- ngăn ngừa rủi ro sai sót cho phòng mổ.
- tăng tỷ lệ chấp nhận thanh toán cho bảo hiểm y tế (giảm xuất toán bảo hiểm y tế).
- giảm thời gian dừng máy, hư hỏng đột xuất cho các thiết bị y tế quan trọng. 
....
 
Mỗi dự án có mục tiêu phải SMART
 
Và tất cả các dự án cải tiến điều hướng tới hiệu quả trong hoạt động
- Rút ngắn thời gian chờ --> bệnh nhân hài lòng --> họ trung thành hơn (có nhu cầu thì sẽ đến cho lần sau, hoặc giới thiệu cho người thân quen)--> hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn.
- Rút ngắn thời chờ --> tăng thông lượng (lượt bệnh nhân) --> tăng doanh thu.
- ngăn ngừa sai sót --> giảm chi phí cho khắc phục hậu quả --> tăng an toàn cho người bệnh --> giảm tai tiếng --> tăng uy tín, hình ảnh --> tăng doanh thu, lợi nhuận.
 
Hoạt động của các dự án cải tiến thường được xem là việc "làm thêm, khi nào rảnh thì làm", và chẳng bao giờ là rảnh cả, và chẳng ai mặn mà gì để làm.
 
Muốn thúc đẩy hoạt động cải tiến thì các dự án cải tiến phải được xem là 1 công việc chính thức trong 1 tổ chức như các công việc khác.
 
Do đó, thước đo cuối cùng của quản lý chất lượng là ai thúc đẩy cải tiến tốt hơn ai --> hình thành văn hóa cải tiến chất lượng.
 
ThS. Huỳnh Bảo Tuân
Giảng viên Khoa Quản lý Công Nghiệp - ĐHBK TpHCM
 
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team