linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Quản lý chất lượng BV theo tiêu chuẩn quốc tế JCI - Vinmec

Nội dung báo cáo - chia sẻ của GS.TS Đỗ Tất Cường trong Hội Thảo Quản Lý Bệnh Viện: Quản Lý Chất Lượng ngày 3/10/2015 tại TpHCM.
Hiện có 780 cơ sở y tế trên 90 Quốc gia đạt JCI. Vinmec là BV ĐK đầu tiên ở VN đạt JCI vào ngày 25/4/2015.
 
Trong quá trình triển khai lấy chứng chỉ JCI, Vinmec đã áp dụng rất chặt chẽ 83 TC của Bộ Y Tế, vì JCI yêu cầu đơn vị phải đáp ứng được các quy định của Quốc gia sở tại về các tiêu chuẩn chất lượng. Hiện tại, điểm 83 TC của Vinmec là 4.8. Và điểm JCI là 98%. 
 
Ghi chú: yêu cầu để đạt được chứng nhận của JCI là phải đạt trên 90% và vượt điểm trung bình của các BV trên thế giới cùng đợt thẩm định.
 
Làm thế nào để đạt JCI?
 
Phải đặt mục tiêu đạt JCI ngay từ khi xây dựng BV, để giải quyết tốt các vấn đề về cơ sở hạ tầng.
 
Về tổ chức bộ máy QLCL thì Vinmec có Phòng QLCL để phụ trách triển khai 83 TC và Văn Phòng JCI (ngang cấp Phòng QLCL) để triển khai JCI. Cả 2 đơn vị này cùng với Hội đồng QLCL chịu sự quản lý trực tiếp của Giám Đốc BV.
 
 
Việc triển khai được thực hiện theo 3 chương trình chính:
1. Chương trình QLCL - ATNB
2. Chương trình quản lý rủi ro
3. Chương trình phòng ngừa và KSNK
 
Xây dựng bộ văn bản theo tiêu chuẩn JCI, quy định của Bộ Y Tế.
 
Xây dựng các chỉ số đánh giá, như:
- Tỉ lệ tuân thủ nhận diện người bệnh
- Tỉ lệ tuân thủ kiểm tra thuốc nguy cơ cao
- Tỉ lệ NB được đánh dấu vết mổ
- Tỉ lệ thực hiện bảng kiểm ATPT
 
Song song 3 chương trình đó là Đào tạo cho 100% nhân viên, Giám sát tuân thủ, Cải tiến liên tục dựa trên những báo cáo về sự cố - đề xuất cải tiến (theo phương pháp PDCA).
 
Đánh giá chung:
Nhờ JCI cũng đã hạn chế được rất nhiều lỗi để có an toàn cao nhất và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho NB.
 
Nhận xét về 83 TC của Bộ, ông cho rằng:
Tương đồng đến 80% với JCI và cần chú ý hơn ở 6 điểm sau: Bảng kiểm ATPT, cách đánh dấu vết mổ, Điều trị đau cho người bệnh, quản lý việc cho y lệnh qua lời nói - điện thoại, kế hoạch chăm sóc trước - trong và sau ra viện, bắt cóc trẻ em và phòng chống thảm họa.
 
Trao đổi riêng với Giáo Sư thì ông chia sẻ:
- Vinmec Hà Nội cần 3 năm để đạt JCI, những BV khác trong hệ thống của Vinmec sắp tới cũng phải lấy JCI nhưng sẽ cố gắng làm trong 2 năm.
 
- Trong quá trình triển khai, khó khăn nhất là việc xây dựng và triển khai quy trình làm việc: lúc đầu BV dựng lên trước nhưng khi đi vào hoạt động phải điều chỉnh rất nhiều cho phù hợp với thực tế.
 
- Làm sao để 100% nhân viên hiểu về quy trình - quy định: tổ chức "gameshow" hàng tuần theo kiểu Rung Chuông Vàng, là một hình thức đào tạo liên tục.
 
- Hệ thống báo cáo sự cố rủi ro: được một đoàn chuyên gia về Sự Cố Rủi Ro của Nhật Bản sang tập huấn và chuyển giao. Xây dựng "Văn Hóa An Toàn", không làm nhục người gây ra sự cố, cùng với thưởng phạt hợp lý. Và đặt biệt là nếu nhân viên nào thấy sai mà không báo cáo thì sẽ bị cho thôi việc. BGD làm rất quyết liệt. 
 
- Lần đầu lấy JCI cũng có nhiều khó khăn cũng không ít thuận lợi. Ở những lần đánh giá lấy JCI tiếp theo (mỗi 3 năm) thì BV phải trả lời thêm những câu hỏi khó hơn: đã triển khai xong những công việc gì, có những vấn đề - sự cố gì, thống nhất cải tiến thế nào và kết quả triển khai để cải tiến ra sao? Tất cả đều phải có bằng chứng!
 
- Đối với những đơn vị có tình trạng CSVC chưa đáp ứng, thì hãy ưu tiên tập trung vào các mục tiêu về chuyên môn, làm được những tiêu chí về chuyên môn này cũng đã rất tốt.
 
- Cuối cùng: một đơn vị, nếu đạt điểm 83TC cao, ráng thêm một chút thì có thể có được JCI. Đương nhiên, điểm 83TC đó phải là điểm thật, làm thật!
 
The Anh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team