linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Các tiêu chí A2.3, A2.4, A2.5

Các câu hỏi thường gặp khi thực hiện các tiêu chí A2.3, A2.4, A2.5
Tiêu chí A2.3
Hỏi: Làm cách nào để đảm bảo việc cung cấp quần áo cho người bệnh hợp lý và đáp ứng được các yêu cầu trong tiêu chí đã đưa ra (đặc biệt là mức 5) ?
 
Trả lời: Cần đảm bảo tiêu chí đầu tiên đó chính là thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế về trang phục cho người bệnh, sản phụ. Cụ thể, trong chương III – Thông tư Số: 45/2015/TT-BYT ban hành ngày 30/11/2015 của Bộ Y tế quy định về trang phụ y tế có đưa ra các quy định như sau:
 
Điều 15. Trang phục của người bệnh
1. Áo:
a) Màu sắc: Xanh lam hoặc nền trắng, kẻ sọc xanh lam hoặc nền sáng có họa tiết màu sẫm;
b) Kiểu dáng: Áo kiểu pyjama, cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi.
 
2. Quần
a) Màu sắc: Cùng màu sắc, họa tiết với màu sắc, họa tiết của áo;
b) Kiểu dáng: Quần kiểu pyjama, kéo dây rút, có 1 túi sau.
 
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm aKhoản 2 Điều này lựa chọn, quy định màu sắc, họa tiết trang phục của người bệnh để sử dụng thống nhất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
 
4. Đối với trang phục của bệnh nhi: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định cụ thể trang phục của bệnh nhi để sử dụng thống nhất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
 
Điều 16. Trang phục của người bệnh nặng
1. Màu sắc: Màu xanh lam hoặc nền trắng, kẻ sọc xanh lam hoặc nền sáng có họa tiết màu sẫm;
2. Kiểu dáng: Áo cổ tròn, dài tay, chiều dài áo quá gối 5 cm, cột dây phía sau.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này lựa chọn, quy định màu sắc trang phục của người bệnh nặng để sử dụng thống nhất tại đơn vị.
 
Điều 17. Trang phục của sản phụ
1. Áo:
a) Màu sắc: Màu xanh lam hoặc màu hồng hoặc nền màu sáng có họa tiết màu sẫm;
b) Kiểu dáng: Áo cổ tròn, cài cúc giữa, dài tay, dáng suông, chiều dài quá mông.
2. Chân váy:
a) Màu sắc: Cùng màu với màu sắc của áo;
b) Kiểu dáng: Chân váy rời, dáng suông, lưng kéo dây rút, chiều dài quá gối 10 cm.
3. Áo liền váy:
a) Màu sắc: Màu xanh lam hoặc màu hồng hoặc nền màu sáng có họa tiết màu sẫm;
b) Kiểu dáng: Áo liền váy cổ tròn, dài tay, cài cúc giữa, thân trước có rút nhúm ở phần eo, chiều dài quá gối 5 cm - 10 cm.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều này lựa chọn, quy định màu sắc trang phục của sản phụ để sử dụng thống nhất tại đơn vị.
 
Thứ hai, bệnh viện cần xây dựng quy trình một cách rõ ràng về bệnh nhân được lựa chọn quần áo phù hợp kích cỡ, việc cấp phát quần áo cho người bệnh, thay quần áo hằng ngày. Đồng thời có biện pháp theo dõi cũng như ghi nhận những công tác trên (ghi trên sổ giao nhận, biên lai hoặc tờ kê khai vật tư của người bệnh).
 
Thứ ba, bệnh viện có thể áp dụng việc sử dụng màu sắc quần áo cho từng đối tượng người bệnh như gợi ý trên để kết hợp với việc phân loại người bệnh, nhận dạng người bệnh.
 
Tiêu chí A2.4
Hỏi: Làm sao để đảm bảo thực hiện được tiểu mục 18, mức năm quy định về việc “Có các khu nhà khách (hoặc nhà trọ) phục vụ cho các đối tượng người bệnh, người nhà người bệnh nếu có nhu cầu được lưu trú trong hoặc gần khuôn viên bệnh viện (hoặc bảo đảm cung cấp giường tạm cho người nhà người bệnh nếu có nhu cầu lưu trú qua đêm).”
 
Trả lời: Trên tinh thần Bộ tiêu chí khuyến khích việc các bệnh viện xây dựng khu nhà khách phục vụ cho đối tượng có nhu cầu. Tuy nhiên, trong tiêu chí cũng có nhắc đến 2 phương án khác đó là đảm bảo có khu nhà khách gần bệnh viện hoặc cung cấp giường tạm cho người nhà người bệnh. Đối với 2 phương án còn lại này chúng ta có thể lựa chọn một số cách làm như: ký kết hợp đồng với một khu nhà nghỉ hoặc khách sạn quanh bệnh viện và đảm bảo việc cung cấp chỗ ở cho người nhà người bệnh khi có nhu cầu. Tương tự, việc cung cấp giường tạm cần có chính sách và quy trình cụ thể để đảm bảo việc người bệnh có thể ở lại bệnh viện nếu có nhu cầu.
 
Tiêu chí A2.5
Hỏi: Tiểu mục cuối cùng của tiêu chí A2.5 nhắc đến việc đảm bảo có phiên dịch viên cho người khiếm thính. Vậy câu hỏi đặt ra là bệnh viện hầu như rât hiếm hoặc không có người bệnh khiếm thính thì cần làm gì? 
 
Trả lời: Thứ nhất trên tinh thần của tiêu chí chất lượng thì chúng ta nên có tuyển dụng và ký hợp đồng với nhân viên phiên dịch khiếm thính. Phướng án hữu hiệu đó là chúng ta có thể ký hợp đồng với một người có khả năng phiên dịch cho người khiếm thính. Khi bệnh viện có nhu cầu cụ thể thì gọi người này vào hỗ trợ.
 
Nguyễn Quang Vinh

 

THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team