linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Cải tiến thủ tục hành chính trong công việc của Điều Dưỡng

"Thủ tục hành chính mà các điều dưỡng phải hoàn thành quá rườm rà, không cần thiết và ngày càng rắc rối hơn --> điều dưỡng không có thời gian chăm sóc người bệnh". Đây là một trong những vấn đề mà gần như Tôi đi đến bệnh viện nào, đi qua lớp tập huấn Quản Lý Chất Lượng - An Toàn Người Bệnh nào cũng có nghe nói. Hôm qua Anh Hải Lê đã giúp đưa vấn đề này lên CLB và cũng có nhiều ý kiến đồng thuận. Chúng ta đều hiểu, than vãn không giải quyết được vấn đề, chúng ta hãy cùng nhau nhận diện chính xác vấn đề và cùng tìm cách cải tiến.

 Vậy nhờ các đồng nghiệp điều dưỡng, hãy cùng nhau brainstorming/động não, chia sẻ ý kiến của bạn giúp nhé: 

1. Liệt kê những biểu mẫu hành chính hoặc thủ tục hành chính nào mà bạn thấy không cần thiết, thấy thừa, thấy cần bỏ đi hoặc thay đổi cách. 
2. Nếu bạn có ý kiến cải tiến/giải pháp thì đề xuất luôn càng tốt, không có cũng không sao.
 
Rất mong nhận được ý kiến của các bạn, ít nhất là của Anh Hải và các bạn đã comment cùng đồng thuận ý kiến trong stautus hôm qua nhé. Chúng ta cùng chung tay thì mới hy vọng giải quyết được vấn đề. Tôi chắc chắn Anh Khoa Nguyễn Trọng và nhiều Anh Em làm cải tiến chất lượng sẽ theo dõi status này và ghi nhận các ý kiến chia sẻ đóng góp !!
 
Trân trọng,
Linh Phan
 
Chia sẻ của các Anh Chị trên Diễn Đàn >> Xem toàn bộ nội dung
 
Nhuận Đăng: Rà soát, loại bỏ những sổ sách thủ tục trung lắp và làm một đề xuất cải cách. Một nội dung mà Bộ y tế cần thống nhất là Phiếu CS và kế hoạch chăm sóc, Đ d lập cả 2 phiếu thì quá khó khăn. Mỗi bệnh viện tự làm một kiểu, Hiện tạo bệnh viện mình đã thông qua Hội đồng KHKT một mẫu sáng kiến và đang áp dụng thử nghiệm hoàn chỉnh trước khi trình STT cho sử dụng
 
Victor Huy Gô: Thủ tục hành chính nên chăng tờ điều trị và chăm sóc ghi chung một tờ
 
Hồng Vân: Thủ tục hành chính nếu thiết kế như bây giờ thời gian ghi chép rất nhiều. Nếu byt có thể nghiên cứu 1 phần mềm điện tử giúp các bv có thể tự điều chỉnh biểu mẫu rồi tự in trong khuôn khổ quy định của byt. Vì thật sự không phải nb nào cũng cần theo dõi các vấn đề giống nhau. Nếu mình cho quy định các chỉ số cố định và di động cần đánh giá theo mặt bệnh, diễn biến, cấp độ chăm sóc thì hoàn toàn các đơn vị có thể điều chỉnh theo thời gian và in ra để dùng. Cũng như có 1 sự thống nhất cho toàn quốc.
 
Hồng Vân: 1. Trong biểu mẫu của điều dưỡng đã có bảng mạch, t, ha có vẽ và ghi rồi. Bs hoặc điều dưỡng lại phải sao chép lại lần nữa vào tờ bệnh trình điều trị vì byt quy định bảng này phải để ở đầu giường. Bs đi khám 1 buổi cả mấy chục nb làm sao nhớ hết ai chỉ số bao nhiêu. Cho nên họ luôn ép điều dưỡng phải ghi lại vào hồ sơ cho họ ở phiếu cs hoặc tờ điều trị. Ghi 1 nhóm chỉ số này mà phải ghi 3 lần, 1 lần kẻ vài bàn, 1 lần ghi vô sổ tay, 1 lần sao cho ông bs. 
2. Khi nb truyền dịch phải đo dhst trước và sau rồi ghi vào hồ sơ nữa. Vừa phải kẻ lên bảng đầu giường, vừa ghi sổ con, vừa ghi vào phiếu cs. 
3. Diễn biến của nb: ngày nào cũng nhận định. Thế nb không có thay đổi diễn biến lại chép lại y nguyên. Tình ngay lý gian thành sao chép các ngày nhận định giống nhau hoặc sự thật là sao lại cho rồi đỡ mất thời gian hỏi nb hoặc nhiều việc quá không kịp hỏi nên ghi luôn giống ngày hôm trước.
4. Truyền máu: có phiếu theo dõi truyền máu rồi thì ghi phiếu cs làm gì nữa. 
5. Đã đo và ghi dhst vào hồ sơ(tờ đầu tiên khi nb vào) rồi thì thôi, phải sao ra bảng MTHA và ghi cả trong nhận định ban đầu khi nb vào viện, 1 chỉ số, 3 lần sao.
6. Nb chăm sóc cấp 1 diễn biến thay đổi liên tục, nên theo chỉ định theo dõi 15, 30, 1h, 3h ghi chép 1 lần thì đúng rồi. Chứ nb chăm sóc cấp 2, nb cần hỗ trợ của điều dưỡng nhưng nếu là blý liệt sau tai biến, ổn định, chỉ tập vltl, các vấn đề khác k có thay đổi nhiều thì ghi lặp lại ngày nào như ngày ấy. Đối với nb đông y thì triền miên như nhau.
7. Ghi chép điều dưỡng đối với bệnh mắt, tmh, da liễu lặp lại liên tục. Ngứa, nổi ban,....mà k so sánh được tiến triển
8. Byt quy định thứ 7, cn, ngày lễ thì nb cs cấp 3 không phải ghi chép hồ sơ. Chỉ đo dhst. Nhưng bhyt bảo không ghi thì xuất toán.
 
Hồng Vân: 1 số nb triển khai làm khcs. Nếu trong khcs đã ghi rồi thì phiếu cs có cần ghi không? Ở Ấn Độ quy định rõ. Khcs làm lúc vào viện, phiếu ghi chép điều dưỡng ghi nhận định của dd về tình trạng của nb theo từng ca trực (1 ngày 3 ca trực), và 1 phiếu ghi chép than phiền riêng. Như vậy nếu khi nhận ca, dd đi nhận định tinh trạng nb 1 vòng và ghi phiếu report, còn khi than phiền thì ghi chỗ khác rất rõ ràng.
 
Theo em: nên có khcs cho nb để tăng cường sự chủ động cs của điều dưỡng với nb. Bs có kh điều trị thì điều dưỡng có kh chăm sóc. Phiếu cs chỉ ghi các vấn đề cần can thiệp điều dưỡng chứ không nên ghi hết nhận định vào đây. Phiếu nhận định nên dùng 1 mẫu khác.
 
Hiện nay phiếu cs ghi tất cả các vấn đề nhận định nên nếu ghi đủ ghi rất dài, còn tóm tắt thì bảo sao hỏi mà không ghi. Nhưng mà nb ăn ngủ bình thường thi ghi có ý nghĩa gì. Chỉ nên ghi khi nb cần can thiệp điều dưỡng, ghi các vấn đề bất thường. Bình thường khônv cần ghi.
 
Linh Phan: Hồng Vân tuôn trào luôn nha
 
Hồng Vân: Tại làm công tác quản lý mà không giúp được cho anh em giảm áp lực công việc, nhìn thấy cái không hợp lý mà không giải quyết được bực mình lắm chị ạ.
 
Tài liệu tham khảo:
 
CLB QLCL-ATNB
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team