linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

An toàn người bệnh: Hướng dẫn người bệnh

Việc trao đổi thông tin giữa người bệnh và gia đình về tất cả các khía cạnh chăm sóc, điều trị và dịch vụ là một điểm nổi bật của văn hóa an toàn.

Khi người bệnh tham gia tích cực vào việc điều trị của chính họ, họ có thêm những hiểu biết về các biến chứng có thể xảy ra và lựa chọn các phương pháp điều trị. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện việc tham gia của người bệnh vào quá trình điều trị bằng cách cung cấp cho các bạn một số thông tin sau:

+ Trao đổi thông tin với người bệnh 
+ Xin lỗi người bệnh 
+ Trao đổi thông tin với những người bệnh không có nhiều kiến thức về chăm sóc y tế
+ Cho người bệnh xuất viện
 
*TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI NGƯỜI BỆNH 
Hãy cân nhắc điều này: “ Nếu bác sĩ cho người bệnh có 4-5 phút, họ sẽ nói cho Bác sĩ biết 90% vấn đề của họ. Mặc dù cho người bệnh chỉ có 4-5 phút để giãi bày không đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ nói cho ta biết ngay những vấn đề chính của họ, thậm chí là ngay sau 4-5 phút đó. Nếu chỉ chăm chú lắng nghe, không ngắt quãng người bệnh thì chưa đủ đối với một vị bác sĩ. Bác sĩ chỉ cần định hướng người bệnh bằng một số câu hỏi để gợi ý cho người bệnh nêu ra các vấn đề của mình.
 
Các phương pháp bắt đầu câu chuyện với người bệnh:
1. Nguyên nhân chính khiến người bệnh đến gặp mình hôm nay là gì?
2. Mình có quan tâm nào đến người bệnh này
3. Yêu cầu cụ thể của người bệnh là gì?
4. Những yêu cầu nào của người bệnh và những quan tâm nào của mình cần phải giải quyết lần này và những vấn đề nào cần giải quyết lần sau?
5. Sự không nhất quán trong thứ tự ưu tiên giữa người bệnh với mình hôm nay là gì và nên thương lượng như thế nào? 
 
Bác sĩ có thể hỏi người bệnh những câu hỏi sau khi bắt đầu tư vấn cho người bệnh:
- Lý do nào khiến ông/bà tới đây hôm nay?
- Vấn đề nào làm ông/bà lo lắng?
- Hôm nay ông/ bà còn muốn thảo luận về vấn đề gì nữa?
- Ông/ bà còn muốn tôi giải quyết vấn đề nào hôm nay nữa không?
 
Các phương pháp khởi đầu câu chuyện trao đổi với người bệnh phụ thuộc vào người bệnh. Để kéo người bệnh về lại đúng với định hướng. Theo ông Amori giám đốc trung tâm giáo dục và phát triển chuyên môn của viện an toàn người nhân và quản trị rủi ro khuyến khích các bác sĩ hỏi những câu hỏi sau:
- “Tôi biết ông/bà có nhiều suy nghĩ về việc này”? 
- “Việc điều trị này ảnh hưởng đến cuộc sống của ông/bà như thế nào?”
- “Ông/bà chắc là có điều gì muốn hỏi?”
- "Ông/bà còn chưa hiểu rõ điều gì?”
- Có điều gì tôi cần phải giải thích thêm không?”
- “Chuyện này có có phải là vấn đề đối với ông/bà hay không?”
- “Nếu như bệnh nhân bối rối” Amori khuyên, “Bác sĩ có thể nhẹ nhàng hỏi: Nếu ông/bà chỉ có một câu để cho tôi biết vấn đề của ông/bà thì câu đó là gì?”
 
Phương pháp hỏi ngược:
- Những người bệnh chấp nhận ngay những gì bác sĩ nói, không hỏi câu nào, hoặc có vẻ như không chú ý cho ta một dấu hiệu rằng họ chưa thật sự hiểu những gì bác sĩ vừa nói. 
- Các bác sĩ phải hỏi những câu hỏi phù hợp để có thể xác định rằng người bệnh có nghe rõ, đồng ý và hiểu những gì bác sĩ vừa nói. 
- Việc hỏi những câu hỏi yêu cầu người bệnh nhắc lại những gì bác sĩ vừa nói theo cách hiểu chính của bệnh nhân, phương pháp đó gọi là “hỏi ngược” và phương pháp này hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp hỏi các câu hỏi có câu trả lời “có”, “ không”
Gợi ý:
- Mỗi người bệnh có các khả năng và mong muốn tham gia vào quá trình điều trị khác nhau. Vì vậy bác sĩ nên bắt đầu câu chuyện bằng những câu hỏi như:
+ Ông bà muốn tham gia vào việc điều trị của mình như thế nào?
+ Đây là chuyện liên quan đến thân thể và sức khỏe của ông/bà. Công việc của tôi là giúp ông bà có thể được sức khỏe tốt nhất. Vậy chúng ta nên làm việc này cùng nhau như thế nào?
- Thay vì hỏi người bệnh xem họ có biết cách dùng thuốc hay chưa thì hãy yêu cầu họ cho biết cách dùng thuốc hàng ngày như thế nào. Các bác sĩ phải giải thích tại sao thuốc quan trọng, nêu những tác dụng phụ có thể xảy ra mà bệnh nhân cần để ý và cho người bệnh khi nào dùng thuốc và dùng như thế nào. Người bệnhsẽ không nhất thiết uống thuốc vì bác sĩ bảo họ phải uống. Chính vì vậy việc thảo luận cần có tính tương tác càng nhiều càng tốt.
 
Phương pháp tiếp tục câu chuyện:
Trước khi tập trung vào vấn đề số một của người bệnh, việc tìm hiểu tất cả các vấn đề của người bệnh là điều quan trọng. Việc hiểu biết đầy đủ sẽ giúp bác sĩ sắp xếp vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần giải quyết trước, vấn đề nào giải quyết sau và những nội dung trao đổi sắp tới. Việc thu thập càng nhiều thông tin càng giảm nguy cơ người bệnh quên hoặc bỏ sót diễn đạt vấn đề nào đó.
 
Ví dụ các câu hỏi:
1. Ông/bà còn muốn thêm chuyện gì nữa hôm nay?
2. Ông/bà muốn nói gì nữa không?
3. Hôm nay ông/bà yêu cầu cụ thể gì, ví dụ như là…?
4. Ông/bà muốn tôi trả lời ngay câu hỏi nào hay là chúng ta lên một lịch hẹn để bàn thêm trong một buổi khác? 
 
CN Đặng Phương Danh
Bệnh viện Đa Khoa KV Cai Lậy - Tiền Giang
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team