linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Những sự cố thường gặp tại Phòng X-Quang

Bài viết chỉ ra một số sự cố thường gặp tại Phòng X-Quang, cùng những chia sẻ của các đồng nghiệp trên diễn đàn của CLB.
1/ Nhầm
a/ Nhầm bệnh nhân ( thông tin, người bệnh)
• Do điều dưỡng lâm sàng: 
- Dắt nhầm bệnh nhân
- Tiếp nhận sai thông tin
• Do kỹ thuật viên tại khoa: 
- Gọi tên không rõ
- Không kiểm tra kỹ lại thông tin trên chỉ định
- Nhập nhầm tên bệnh nhân trên phim
• Khách quan:
- Bệnh nhân lãng tai
- Bệnh nhân có tên gần giống/ giống nhau
 
b/ Nhầm bên – nhầm chiều thế
• Lâm sàng
- BS lâm sàng: 
+ Chỉ định nhầm bên: ví dụ bệnh nhân cần chụp tay trái, BS cho chụp tay (P)
+ Chỉ định chung chung: Chẩn đoán: Đa thương do tai nạn giao thông => Chụp Xq cánh tay hai tư thế, không ghi phải trái
+ BS không kiểm tra lại thông tin khi ký chỉ định
+ Chỉ định nhưng không chỉ điểm: Chẩn đoán: Đa thương do tai nạn giao thông => Chụp cẳng tay (P) hai tư thế
=> Ước gì được chẩn đoán và chỉ điểm rõ: 
Theo dõi gãy 1/3 dưới xương quay tay (P) do tai nạn giao thông
Chỉ định: Chụp cẳng tay (P) hai tư thế kèm thêm ghi chú lưu ý đoạn 1/3 dưới cẳng tay (P)
- Điều dưỡng nhập nhầm thông tin ( bên phải – trái) hoặc click nhầm chiều thế chụp ( cho chụp tim phổi thẳng lại click nhầm tim phổi nghiêng)
 
• Cận lâm sàng
- Kỹ thuật viên:
+ Đọc chỉ định không kỹ
+ Chỉ định chung chung và hỏi bệnh nhân: Bệnh nhân chỉ chỗ đau, chụp chỗ đó nên nhiều khi không đúng chỉ định của BS lâm sàng
+ Sự phối hợp giữa các khâu chưa tốt: người chụp, người xử lý và người in phim 
+ Ghi nhầm thông tin trên bao đựng phim: nhầm phòng, nhầm tên
- BS đọc phim nhầm chiều thế và nhầm bên
 
 
 
2/ Trả kết quả chậm
• Nguyên nhân do máy móc: máy cũ, máy hư, máy quá tải
• Do nhân viên ( bác sĩ xquang, kỹ thuật viên, người giao phim):
+ Thiếu nhân lực nên kiêm nhiệm nhiều việc một lúc
+ Đùn đẩy công việc
+ Làm việc riêng trong giờ làm việc
+ Quy trình làm việc chưa thống nhất => Còn thao tác thừa, dễ sai sót nên dẫn đến việc chậm trả kết quả
• Do bệnh nhân:
+ Làm nhiều cận lâm sàng một lúc
+ Không tập trung
 
 
3/ Mất
• Ngoại chẩn: mất phim và kết quả chủ yếu do nhầm tên và kết quả như phân tích ở trên
+ Nhầm tên
+ Nhầm kết quả
• Nội trú: quản lý phim ảnh không tốt
- Có kết quả không lấy liền
- Không bàn giao giữa các bên: 
+ Giữa các tua lâm sàng
+ Giữa nhân viên y tế với bệnh nhân – người nhà
+ Giữa điều dưỡng lâm sàng và khoa chẩn đoán hình ảnh
 
 
4/ Kỹ thuật: Những sự cố do yếu tố kỹ thuật làm cho phim không đạt tiêu chuẩn, bệnh nhân chụp đi chụp lại nhiều lần, kết quả đọc không chính xác….thường do hai nguyên nhân chính
• Chưa chuẩn hóa kỹ thuật cho kỹ thuật viên
• Chưa chuẩn hóa các máy móc trong khoa
 
 
 
5/ Những sự cố khác
- Chụp XQuang không an toàn cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai
- Máy hư
- Sập mạng nội bộ
 
Lan Viên
 
Những chia sẻ của các đồng nghiệp trên Diễn đàn CLB QLCL-ATNB:
 
Kimtuyet Phanthi: Hóng em giải pháp thực tế cho từng nhóm nguyên nhân luôn nha e, đánh giá luôn hiệu quả sau khi áp dụng các giải pháp, để làm điểm cho khoa khác học theo. Chị cũng học, có ý nhưng chưa làm được như e.
 
Hoàng Khuê: Đặc điểm của khoa Xquang là bệnh nhân luôn tấp nập và nhân viên trong khoa thường chỉ có nam giới. Vì vậy nhiều sự cố có thể xảy ra nhưng triển khai các biện pháp giảm thiểu không phải dễ (có vẻ triển khai các hoạt động cải tiến với khoa có nhiều nam giới khó khăn hơn theo kinh nghiệm của mình). Bệnh viện mình triển khai 5S thì xếp hạng khoa XQuang luôn đội sổ, triển khai báo cáo sự cố y khoa thì mỗi Xquang chẳng có báo cáo nào mặc dù thực tế có sự cố, sai sót xảy ra. Rất khó khăn. Mong các bậc tiền bối chia sẻ nhiều hơn kinh nghiệm của mình về lĩnh vực phòng ngừa sai sót tại khoa Xquang.
 
Lan Vien Phan: Anh nói có điểm không sai. Em nghĩ cái khó là làm sao để mọi người hiểu ra rằng :
1. Hoạt động QLCL được thực hiện tốt là có lợi cho nhân viên mình trước vì thực tế là không ai đi làm mà muốn mình đi làm mà lại bị sai sót, khiển trách, bị kiểm điểm và thực chất ai cũng vui khi giúp được người khác, đặc biệt khi được tôn vinh đúng lúc...Do đó, người làm QLCT cần chọn hướng tiếp cận phù hợp. Khoa toàn nam giới cũng có cái khó nhưng cũng có cái dễ...không biết có phải do em là nữ nên thích làm việc với mấy anh ở khoa em, các anh thẳng thắn, bộc trực thiệt nhưng vui...hihi
2/ Công tác QLCL nên đi sát thực tế hơn là chạy theo thang điểm chất lượng vì nếu chỉ chạy theo điểm mọi hoạt động mang tính đối phó, "thời vụ" sẽ không đem lại hiệu quả thực sự và anh em thấy việc QLCL chỉ...đẻ thêm những việc không đâu vào đâu, như thế càng khó thuyết phục họ
3/Việc phạt, kỷ luật... khi báo cáo sự cố, chưa kể còn bị nhay đi nhay lại nhiều lần...gặp em em cũng im luôn cho nó....lành
Biết là còn gian nan lắm nhưng mình cùng cố gắng nhé anh, rồi mọi người sẽ hiểu
 
Hoàng Khuê: cảm ơn Lan Vien Phan vì đã chia sẻ nhé, mình cũng nhận thức được việc là phải rất thực tế và luôn nghĩ làm sao thực tế nhất, có điều cách tiếp cận của mình chưa tốt. rất mong bạn có nhiều chia sẻ hơn nữa nhé 
 
Lê Uyên: Đề tài hay quá
 
Ngô Trần Quang Minh: Bài viết thể hiện sự tích cực và năng động của người viết. Viết ra được là đã hay rồi (1/3 chặng đường). Xin phép cho mình share lại. Cám ơn bạn nhiều lắm. Chỉ đọc thôi, mình cũng phải nhìn lại mình rồi đó (mình làm lâm sàng). Nếu mỗi khâu đều nhìn lại mình như bạn thì giảm thiểu rất nhiều sai sót trong y khoa
 
Hai Le: Chụp xong sau đó mới biết có thai... nữa Lan Vien Phan
 
Lan Vien Phan: Dạ, em cám ơn chị Hải, em cũng đang trăn trở cái dzụ làm thế nào để hạn chế tối đa các vụ chụp chiếu cho phụ nữ có thai và nghi ngờ có thai, vậy mà hông hiểu sao ko ghi vô...hihi. Cám ơn chị
 
Ngô Trần Quang Minh: Cái này đã có topic bàn, không biết mình có thai mới khó, còn biết hay nghi ngờ thì đã có nhiều rào chắn từ BS ghi chỉ định, KTV chụp XQ, các câu khẩu hiệu hay bướm dán trên tường.
 
Lan Vien Phan: Dạ, em sẽ tổng hợp thành topic riêng trong chuyên mục " An toàn bức xạ cho bệnh nhân và nhân viên y tế" trong những post sau nhé anh chị ơi.
 
CLB QLCL-ATNB
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team