linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

An toàn người bệnh: Phòng chống té ngã

Té ngã gây tử vong chiếm 5,4% tổng số các trường hợp nguy hiểm (tương đương với 198 vụ) do JCI xem xét. Chương trình này giúp bạn giảm nguy cơ té ngã thông qua việc cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến nội dung sau.
- Đánh giá nguy cơ té ngã của bệnh nhân: sử dụng các phương pháp để đánh giá nguy cơ té ngã của bệnh nhân
- Phòng ngừa té ngã: Bệnh nhân khi có nguy cơ té ngã biểu hiện và hành động như thế nào?
- Phòng ngừa té ngã: Các hướng dẫn gợi ý nguy cơ té ngã
 
* Đánh giá nguy cơ té ngã của bệnh nhân: Sử dụng các phương pháp để đánh giá nguy cơ té ngã của bệnh nhân:
- Không có một phương pháp đánh giá duy nhất cho tất cả các tổ chức hay các nhóm bệnh nhân, nhưng lựa chọn một phương pháp phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt trong việc làm giảm nguy cơ té ngã. 
- Các phương pháp đánh giá nguy cơ, ví dụ như Thang bảng đo nguy cơ té ngã Morse và phương pháp Hendrich được sử dụng để nhận dạng bệnh nhân có khả năng té ngã dựa trên các yếu tố nguy cơ nội tại. Công cụ này được các nhân viên điều dưỡng sử dụng rộng rãi vào thời điểm tiếp nhận bệnh nhân nhập viện. Họ cũng định kỳ cập nhật thong tin đánh giá khi đổi ca, mỗi ngày, mỗi tuần, tùy thuộc vào trình trạng sức khỏe của người bệnh. Việc đánh giá thường ngắn gọn, đơn giản.Thông thường chỉ số thang điểm xấu sẽ cảnh báo hoặc là bệnh nhân cần được đánh giá kỹ càng hơn hoặc là các điều dưỡng can thiệp để giảm nguy cơ té ngã.
 
BảngThang điểm đo nguy cơ té ngã Morse 
 
 
Các chi tiết trong thang bảng đo được tính như sau: (Thang điểm Morse):
* Tiền sử té ngã: 
Chấm 25 điểm nếu bệnh nhân bị té ngã ngay trong lần nhập viện này, hoặc có tiền sử té ngã do ngất xỉu hoặc do bị mất cân bằng ngay trước khi nhập viện. Nếu bệnh nhân chưa từng bị té ngã, chấm 0 điểm. Lưu ý: nếu bệnh nhân ngã lần này là lần đầu, ngay lập tức cho 25 điểm
* Có bệnh lý phụ: 
Chấm 15 điểm nếu trong hồ sơ bệnh án lần nhập viện này có nhiều hơn một chẩn đoán (nhiều hơn một bệnh lý), nếu chỉ có một chẩn đoán (một bệnh lý) duy nhất chấm 0 điểm
* Hỗ trợ di chuyển:
Chấm 0 điểm nếu bệnh nhân duy chuyển không có công cụ hỗ trợ (kể cả khi có điều dưỡng hỗ trợ), sử dụng xe lăn, nằm trên giường hoặc nằm bất động luôn không ra khỏi giường. Nếu bệnh nhân sử dụng nạng, gậy ba tong, khung tập đi thì chấm 15 điểm, nếu bệnh nhân phải vịn vào vách tường, thành gỗ mới di chuyển được thì chấm 30 điểm
* Đang có đường truyền: 
Chấm 25 điểm nếu bệnh nhân có mang đường truyền, nếu không chấm 0 điểm
* Tư thế di chuyển:
Tư thế di chuyển bình thường là khi bệnh nhân đi lại với đầu thẳng, hai tay đánh theo nhịp bước, sải bước chân thoải mái. Với tư thế này chấm 0 diểm. Với tư thế yếu (chấm 15 điểm), bệnh nhân chúi về trước nhưng vẫn có thể ngẫn đầu, không mất thăng bằng khi di chuyển bước sải chân ngắn và bệnh nhân có thể lê chân. Với tư thế mất cân bằng (25 điểm) bệnh nhân gặp khó khăn khi đứng dậy khỏi ghế ngồi, phải cố gắng chống tay lên 2 thành ghế mới đứng lên được hoặc là phải lấy đà (phải cố nhiều lần mới đứng lên được). Bệnh nhân cúi dầu xuống nhìn sàn nhà. Bởi vì khả năng giữ thăng bằng của bệnh nhân kém nên họ cần phải vịn vào thành ghế, lan can, người bên cạnh hay công cụ hỗ trợ di chuyển và không thể tự đi được
* Trạng thái tinh thần:
Khi sử dụng thang bảng này, tình trạng tinh thần được đo bằng cách kiểm tra việc tự đánh giá về khả năng di chuyển của bệnh nhân. Hãy hỏi bệnh nhân “ông/bà có thể đến phòng tắm một mình được không hay ông/bà cần có người giúp?” nếu câu trả lời của bệnh nhân phù hợp với việc thực hiện y lệnh này thì được đánh giá là “bình thường” còn nếu câu trả lời của bệnh nhân không giống với việc thực hiện y lệnh đó của điều dưỡng hoặc câu trả lời hoàn toàn không phù hợp với thực tế thì kết luận là bệnh nhân đã phóng đại khả năng của mình hoặc có thể lú lẫn về trí nhớ và khi đó ta chấm 15 điểm
* Chấm điểm và quy định mức độ nguy cơ:
Điểm số được cộng và ghi nhận trong hồ sơ bệnh nhân. Mức độ nguy cơ và xử trí đề xuất (ví dụ: không cần can thiệp, can thiệp vừa phải hoặc can thiệp, nguy cơ cao) được xác định. Trong một vài trường hợp, có thể cần phải tiến hành đánh giá kỹ lưỡng hơn.
* Lưu ý: 
Thang bảng điểm Morse cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh viện hoặc khoa phòng để tập trung đúng vào bệnh nhân có nguy cơ. Nói cách khác, số điểm tương ứng với mức độ nguy cơ có thể khác nhau phụ thuộc vào bạn sử dụng thang điểm này ở đâu, bệnh viện, hay nhà dưỡng lão hay ở trung tâm phục hồi chức năng. Và thậm chí mức độ cũng được định nghĩa hay quy định khác nhau trong các khoa phòng khác nhau của cùng một bệnh viện
 
PHÒNG NGỪA TÉ NGÃ: Bệnh nhân có nguy cơ té ngã có biểu hiện và hành động như thế nào?
 
Khi xây dựng chuẩn đánh giá nguy cơ té ngã của bệnh nhân, khi huấn luyện đào tạo nhân viên về nguy cơ té ngã, hoặc khi săn sóc bệnh nhân, hãy luôn ghi nhớ các yếu tố nguy cơ “Xem bảng các yếu tố nguy cơ danh mục 1”. Khi săn sóc người lớn tuổi bạn có thể xem danh mục: “Xem danh mục tôi ghét té ngã, những điều cần nhớ về người lớn tuổi có khả năng té ngã danh mục 2” để không bỏ sót các yếu tố nguy cơ té ngã ở người cao tuổi. Danh mục 3 là các yếu tố nguy cơ té ngã chỉ áp dụng cho bệnh nhân trẻ em điều trị nội trú
 
 
Danh mục 1. Các yếu tố nguy cơ
Thông tin cá nhân và tiền sử
- Tuổi của bệnh nhân
- Giới tính của bệnh nhân
- Tiền sử các lần ngã trước
- Chứng sợ té ngã
- Thời gian nằm nội trú tại các cơ sở y tế
 
Chẩn đoán và bệnh cảnh
- Rối loạn nhịp tim
- Thiếu máu cơ tim cục bộ
- Đột quỵ
- Chứng Parkinson
- Chứng Delirium – động kinh mất trí
- Điên
- Trầm cảm
- Bệnh cơ xương khớp, ví dụ myopathy, bệnh về cơ tim và dị tật
- Có vấn đề về tư thế/ cân bằng khi di chuyển
- Chân yếu
- Có tiền sử gãy xương
- Cần hỗ trợ di chuyển khi ở khu vực khám ngoại trú
- Tụt huyết áp tư thế
- Tình trạng đi tiểu không kiểm soát
- Suy giảm thính lực hoặc thị giác
- Chóng mặt
- Mất nước
- Mắc những bệnh cấp tính hoặc bán cấp tính
 
Thuốc:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống loạn nhịp tim
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc hạ huyết áp
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc hạ đường huyết
- Thuốc ngũ, an thần
- Thuốc nhuận trường, thuốc xổ
- Thuốc hướng thần kinh
- Các chất kháng viêm không steroid
- Thuốc điều trị tâm thần
- Thuốc giãn mạch
- Sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc
 
Môi trường và các yếu tố khác:
- Sử dụng các dụng cụ hạn chế sự di chyển
- Đang có đường truyền
- Giày vớ
- Phải gắn liền vào ghế
- Hậu phẩu
 
DANH MỤC 2. TÔI GHÉT TÉ NGÃ
Những điều cần nhớ về người lớn tuổi có khả năng té ngã
I Viêm khớp – dị tật khớp
H Tụt HA (Thay đổi HA khi thay đổi tư thế)
A Bất thường về thị lực hoặc thính giác
T Run rẩy (ví dụ chứng Parkinson)
E Mất thăng bằng
F Vấn đề với bàn chân
A Rối loạn nhịp tim, ngưng dẫn truyền trong tim, bệnh van tim
L Hai chân không đều nhau
L Yếu toàn thân
I Bệnh
N Dinh dưỡng (giảm cân nhiều)
G Rối loạn về tư thế khi di chuyển
 
DANH MỤC 3. Các nguy cơ té ngã của nhóm bệnh nhân trẻ em
Theo nghiên cứu của Elaine Graf, R.N., tiến sĩ P.N.P Điều phối viên ngân quỹ nghiên cứu, Bệnh viện nhi khoa Memorial, Chicago, hầu hết các trường hợp té ngã ở trẻ em đều có đặc điểm sau:
- Từ 12-24 tháng tuổi
- Chủ yếu ở bé trai số trường hợp gấp đôi bé gái
- Vào cuối buổi sang từ 10h đến 12h trưa và buổi chiều từ 18h đến 12h đêm
- Thường là ngã từ trên giường xuống, khi đang đi, trượt chân trên sàn ướt nhà tắm, mắc vướng và thiết bị hoặc đồ đạc
 
Nghiên cứu của Graf cũng cho thấy nhiều yếu tố khác nhau thường phối hợp các nguy cơ té ngã được liệt kê ở cột bên phải (những yếu tố được gạch dưới được phát hiện như một phần của phương pháp 5 yếu tố dự đoán trước được khoảng 84% các trường hợp té ngã trong các ví dụ nghiên cứu.)
 
Các yếu tố khác nhau thường phối hợp các nguy cơ té ngã của bệnh nhân nhi nội trú:
- Chỉ định của bác sĩ cho việc tập vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng
- Chẩn đoán động kinh
- Các chẩn đoán liên quan đến chấn thương chỉnh hình
- Không có đường truyền tĩnh mạch
- Rối loạn giao tiếp
- Lú lẫn
- Chậm phát triển
- Rối loạn tư thế và thăng bằng
- Rối loạn vận động
- Thiếu sự trông coi của ba mẹ
- Thời gian nằm viện dài
- Có bệnh lý phụ
- Giới tính của trẻ
- Có sử dụng các thiết bị hỗ trợ
- Sử dụng các loại thuốc chống co giật, động kinh
- Yếu
 
PHÒNG NGỪA TÉ NGÃ: Gợi ý giảm nguy cơ té ngã
 
Có thể tóm tắt các phương pháp giảm nguy cơ té ngã như sau:
 
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẤP ĐỘ MÔI TRƯỜNG:
- Lắp đặt các thiết bị báo động ở ngay giường, hoặc xây dựng lại quy trình kiểm tra và thử hệ thống báo động ở ngay giường
- Lắp đặt các loại khóa chốt tự động ở các phòng toilet/phòng tắm
- Hạn chế mở cửa sổ
- Lắp đặt các hệ thống báo động ở các lối thoát
- Cải thiện hoặc chuẩn hóa hệ thống gọi điều dưỡng
- Sử dụng những loại giường thấp cho bệnh nhân có nguy cơ té ngã cao
- Cải thiện hệ thống chiếu sáng
- Kiểm soát tiếng ồn cho tốt
- Sắp đặt để những bệnh nhân có nguy cơ té ngã cao ở gần khu vực điều dưỡng
- Đảm bảo sao cho các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho bệnh nhân ở ngay gần tầm tay họ
 
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẤP ĐỘ NHÂN VIÊN:
- Xem xét lại quy trình liên quan đến nhân viên
- Tư vấn cho từng cá nhân nhân viên tham gia vào việc chăm sóc bệnh nhân
- Giúp các nhân viên săn sóc bệnh nhân hiểu được bệnh nhân bằng cách nhận biết một số bệnh nhân có nguy cơ dễ ngã hơn những người khác bởi vì họ đang trải qua một số thay đổi ví dụ như thay đổi trong khả năng tự lập, chậm thích nghi với những thay đổi môi trường xung quanh, thay đổi về trí nhớ ngắn hạn, giảm khả năng kiểm soát xúc cảm, thay đổi các giác quan (như thị lực, thính giác, cân bằng, nhận biết các hu cầu bài tiết), những thay đổi về vận động tinh tế, những cảm xúc tích cực, khó khăn trong giao tiếp
- Thành lập Ủy ban phòng chống té ngã để đánh giá nguy cơ té ngã ở những bệnh nhân mới nhập viện, thường xuyên xem xét, phân tích các trường hợp té ngã, đánh giá các biện pháp can thiệp giảm nguy cơ té ngã, phân tích xu hướng và trao đổi các thông tin thu thập được với các nhân viên khác
- Cung cấp cho nhân viên các dấu hiệu dễ thấy bằng mắt để nhận biết bệnh nhân nào có nguy cơ té ngã cao (ví dụ như dùng màu đặc biệt cho vòng đeo cổ tay bệnh nhân hoặc biển cảnh báo treo ở cửa buồng bệnh
- Đánh giá xem nhân viên phản hồi các cuộc gọi của bệnh nhân (qua hệ thống gọi điều dưỡng) trong bao lâu và rút ngắn khoảng thời gian ấy nếu cần thiết, để đảm bảo rằng các nhu cầu của bệnh nhân về thức ăn, đồ uống, các vật dụng vệ sinh được đáp ứng
- Xem lại quy trình đánh giá trình độ của nhân viên
- Liên đới trách nhiệm cảnh báo của nhân viên khoa Dược đối với bệnh nhân cần dùng phối hợp nhiều loại thuốc.
 
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẤP ĐỘ BỆNH NHÂN:
- Bổ sung thêm nội dung về nguy cơ té ngã vào chương trình giáo dục dành cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
- Cung cấp các hướng dẫn tập vật lý trị liệu, thể dục phục hồi chức năng và các chương trình điều trị ngoại trú cho bệnh nhân
- Tối đa hóa việc tự chăm sóc
- Tư vấn cho bệnh nhân để có được giấc ngũ bình thường, tự nhiên
- Đánh giá các loại thuốc sử dụng
- Điều trị giảm đau hiệu quả
- Liên tục đánh giá lại trình trạng sức khỏe của bệnh nhân và các kết quả xét nghiệm
- Cung cấp dịch vụ người chăm sóc trúc trực
- Phong phú hóa các hoạt động cho bệnh nhân
- Khuyến khích các kỹ thuật làm thư giãn cho bệnh nhân
- Tăng cường trao đổi thong tin iên lạc
 
XỬ TRÍ KHI CÓ TÉ NGÃ
Thậm chí khi ta áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn có trường hợp té ngã xảy ra. Khi đó bạn có thể áp dụng các hướng dẫn sau để đảm bảo việc xử trí là phù hợp:
- Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn (Huyết áp, mạch, hô hấp, nhiệt độ, nhịp thở…)
- Không di chuyển bệnh nhân cho đến khi nào thiết lập xong ranh giới di chuyển
- Hỏi bệnh nhân có đau chỗ nào không
- Yêu cầu bệnh nhân giơ tay lên và hỏi xem có đau không
- Yêu cầu bệnh nhân giơ chân lên và hỏi xem có đau ở đâu không
- Kiểm tra xem hai chân bệnh nhân có dài bằng nhau không
- Nếu như bàn chân xoay vào trong hay ra ngoài hoặc bệnh nhân than đau, tuyệt đối “không di chuyển bệnh nhân” nên cho bệnh nhân được khám để đánh giá thêm (ví dụ thận trong chuyển bệnh nhân đến khoa cấp cứu hoặc gọi xe cấp cứu)
- Nếu bệnh nhân có thể di chuyển cử động được các chi hãy giúp bệnh nhân đứng lên
- Kiểm tra các dấu hiệu về chấn thương đầu, mất phương hướng, lú lẫn, hai đồng tử không đều (phần lớn lý do dẫn đến tử vong trong các ca té ngã là do chấn thương đầu thường là xuất huyết dưới màng cứng)
- Luôn kiểm tra lại bệnh nhân vài giờ sau khi té ngã để xem có vị trí nào bị đỏ, sưng, nóng hoặc xem bệnh nhân có khó khan cử động hoặc di chuyển các đầu ngón tay, ngón chân. Nếu có cần phải khám để đánh giá kỹ hơn trình trạng của bệnh nhân
- Luôn hỏi xem bệnh nhân có thấy khỏe không? Có thấy chóng mặt, tối xầm hay qua mắt không?
- Viết báo cáo sự cố nếu cần thiết.
 
CN Đặng Phương Danh
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy - Tiền Giang
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team