Sau khi đọc Powerpoint "Quy Trình Chuyên Môn" (Clinical Pathway) của BS. Lý Quốc Trung, mấy tuần nay mình đang nghiên cứu xem các tổ chức y tế hàng đầu phát triển clinical pathway như thế nào. Hôm nay tìm được một hình ảnh từ nước Đức xin chia sẻ với CLB. Họ làm việc nhóm vẽ quy trình bằng tay trước khi mang lên máy tính. Mình rất thích cách họ dùng các miếng nhựa (hình tròn, vuông, quả trám) để biểu hiện các bước trong quy trình.
Mong được kết nối với các bạn có cùng quan tâm trong lĩnh vực này.
PS.
Theo kinh nghiệm mình thấy vẽ quy trình bằng Microsoft Visio (dùng gói hình vẽ Business Process Modeling - Business Process Model and Notation) là tiện và đẹp nhất).
>>Link tham khảo<<
Bạn nào thích vẽ online (hoặc không có bản quyền Microsoft Visio) thì có thể dùng trang web
>>này<<
Dimitry Tran
Chia sẻ ý kiến từ các thành viên trên diễn đàn:
Kimtuyet Phanthi: Cảm ơn bạn. Có một sự thật là ( có thể không đúng với một số nơi) các clinical pathway thường do các phòng xây dựng và đưa xuống các khoa, nên ít nhiều có sự phản ứng. Nhưng yêu cầu khoa xây dựng thì khoa bảo không có thời gian. Khoa, phòng lại tiếp tục sánh bước trên hai đường thẳng song song. Theo mình, lam mấy cái quy trình chuyên môn này thì khoa mới là nơi đóng vai trò chính, thì mới có thể lặp lại vòng tròn Deming và khi đó mọi quy trình sẽ phát huy hết tác dụng và giúp ace mình thấy được tuân thủ quy trình thì sẽ có lợi ích ra sao, cải tiến thêm thì lợi ích thế nào. Một chặng đường dài, có chút gập ghềnh.... nhưng sẽ được.
Dimitry Tran: Cảm ơn bạn Kimtuyet Phanthi. Vấn đề bạn đề cập là rất thật. Một bạn ở khoa Tim một BV tại TPHCM cũng kể "mấy cái lưu đồ đến lúc phải nộp thì làm thôi, chứ cũng không mấy ai dùng hằng ngày".
Ở các nước khác thì họ nhận thấy có ba vấn đề khi là quy trình chuyên môn, mà bạn đã đề cập. (1) thiếu thời gian, (2) thiếu sự tham gia của người áp dụng (phòng thiết kế, như khoa phải thực hiện), (3) thiếu phương pháp để bảo đảm sự chính xác, cập nhật, hữu dụng. Trong một bài tới mình sẽ đề cập cụ thể hơn.
Một lý do hiếm được đề cập khiến ít người tham gia làm qui trình đó là nó khó vẽ (dẫn đến mất thời gian, ít người tham gia). Vẽ trên bảng thì hết chỗ rất nhanh và khó sửa chữa. Vẽ trên máy tính thì lâu, ít người làm được, và khó hợp tác.
Phương pháp vẽ trên giấy và dùng các miếng nhựa trong hình gọi là "TANGIBLE Business Process Modelling" (t.BPM). Tiếng Việt có thể dịch là HỮU HÌNH HOÁ việc xây dựng quy trình. Nó được phát triển nhằm mục đích giúp mọi người (khoa và phòng, bác sĩ và điều dưỡng) cùng tham gia trực tiếp vào việc làm quy trỉnh chuyện môn. Trong hình họ dùng một cuộn giấy dài (loại dùng gói hàng) trải ra bàn, cho mọi người cùng làm. Các miến nhựa có thể đặt những tiệm mica quảng cáo làm (bạn nào có đặt ở VN cho mình xin mua thêm một bộ). Khi hoàn tất, họ chụp hình lại rồi giao cho một bạn vẽ lại trên máy tính.
Lan Vien Phan: Cám ơn anh Dimitry Tran rất nhiều, anh xuất hiện và viết bài này ngay thời điểm em đang bí rị vì không biết làm sao trực quan hóa cái quy trình chống nhầm lẫn tại khoa em
Quy trình em viết chữ không là chữ, em nhìn còn thấy ngán quá trời nên mọi người sẽ khó tuân thủ và khó rà soát
Vẽ quy trình thì...em ngồi cả buổi vẫn không xong...
Cách của anh tuyệt lắm ạ, em sẽ xúc tiến quy trình trên giấy, chụp hình và trước mắt sẽ up lên CLB để nhờ anh chị em hỗ trợ phần vẽ
P/S em cũng sẽ mày mò tìm hiểu công cụ vẽ quy trình anh đã giới thiệu. Cám ơn anh rất nhiều
Lily Trang Pham: Em nhiều chuyện tí. Em thấy mấy miếng vàng vàng hình thoi, tròn này nọ là mấy cái giấy stick note đó ạ.
Thường em thấy người ta sẽ có 1 cái qui trình đầu tiên được vẽ sẵn, để trên tường (hoặc bảng trắng), những người khác bổ sung thì viết note để vào, từ đó điều chỉnh từ từ cho thống nhất. Cách này cũng dùng để cải tiến qui trình hiện tại chứ ko chỉ dùng cho xây mới.
Dùng stick note rất tiện, nhiều màu, nhiều hình dạng, cần thay đổi là gỡ ra dán lại chổ khác, rất linh động và dễ theo dõi.
CLB QLCL-ATNB