Rất cảm ơn các anh chị đã đọc và theo dõi những bài viết chia sẻ về Nhật Bản Huệ đã viết trên diễn đàn. Hôm nay mình xin được phép chia sẻ cụ thể vụ kiện liên quan đến lĩnh vực sản khoa và kết quả vụ kiện của bạn mình đã viết trước đây.
Một trong những khoa có tỉ lệ kiện cao nhất trong bệnh viện là khoa sản. Tại Nhật, tỉ lệ sinh của phụ nữ theo thống kê 2018: một đời một người phụ nữ sinh khoảng 1,42 -mức thấp trên thế giới trong những năm gần đây. Theo thống kê thì trên 1000 ca thì có khoảng 0,9 ca trẻ tử vong và cứ 100,000 ca thì có 5 ca xảy ra rủi ro đối với sản phụ. Trong khi đó, trung bình trên thế giới con số này là 216. Điều này có nghĩa là ở Nhật rất an toàn cho mẹ và bé. Đặc biệt là tại Nhật, sinh thường sẽ không được áp dụng bảo hiểm bởi họ không coi đây là bệnh mà chỉ là một hoạt động sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp có tác động như hút thai hỗ trợ, mổ… thì phần đó sẽ được sử dụng bảo hiểm, và mức trả cho sinh thường, sinh mổ, sinh có can thiệp thì chi phí tương đương nhau.
Trường hợp sản phụ nhập viện được chỉ định cho sinh thường, trong quá trình theo dõi thấy dấu hiệu không ổn nên chuyển qua sinh mổ, nhưng vẫn để lại di chứng cho em bé thì phán đoán này được xét lại là xử lý chậm hay không? Và gia đình sản phụ có thể kiện trong trường hợp này hay không? Tại Nhật có luật “Bảo hộ trẻ em”, theo như luật này thì nếu do lỗi phía bệnh viện mà em bé phải mang di chứng nào đó thì bệnh viện sẽ phải tri trả phí nuôi dưỡng bé cho tới năm em 20 tuổi với tổng con số lên tới khoảng trên 6 tỉ đồng. Do đó gần như 100% các nhân viên y tế làm tại khoa sản đều mua bảo hiểm để bảo hộ cho chính mình. Sau đây mình xin kể về một vụ kiện đã xảy ra cách đây khoảng 15 năm trước của một phòng sản tại Osaka.
“Sản phụ có thai từ khoảng 25 tháng 3, tiến hành khám thai tại phòng khám và trong quá trình mang thai không có vấn đề gì.
-4:50 ngày 19 tháng 11, sản phụ có dấu hiệu đau đẻ và được đưa tới phòng khám để nhập viện (phòng khám có giường để nhập viện).
-23:53 : sinh được một bé trai, sản phụ có chảy khoảng 300-400ml máu. Bác sĩ nhận định sản phụ không sót nhau thai nên cho chỉ định cầm máu bằng gạc, huyết áp sản phụ khoảng 131-134/74, mạch từ 70-75/phút.
-0:30 : sản phụ đã được tiến hành lấy hết băng gạc cầm máu và khâu xong vết rạch, được cầm máu bằng một lọ antonin và truyền dịch, huyết áp 90/70, mạch 102.
-0:35 : sản phụ kêu khó chịu, chảy máu nhiều (khoảng 500ml).
-0:37 : nhận định thấy tử cung co bóp không tốt, sản phụ được tiêm một lọ メテナリン(metenarin)、truyền サヴィオゾール( Saviosol) , thở oxy và dùng băng gạc cầm máu.
0:50 : chỉ định dùng thêm 3 lọ アトニン (atonin) , huyết áp 90-92, mạch 70
1:20 : bệnh nhân nói khó chịu
1:27 : sản phụ thấy đau, bác sĩ chỉ định dùng 1 lọ メテナリン (metenarin).
1:37 : sản phụ đau chân tay, kêu cứu . chỉ định truyền 400ml máu.
1:50 : bệnh nhân tinh thần không ổn định, mạch 130, huyết áp 85/35, được chỉ định truyền nhanh 2 phút 1 lọ セルシン (selsyn).
2:56 : truyền xong 400ml máu, Spo2: 85-95% , lay gọi sản phụ có phản ứng trả lời, môi tím tái, toàn thân có cử động, sản phụ kêu đau lưng. Bác sĩ cho chỉ định rút gạc thì thấy chảy khoảng 500ml máu đọng. Tiếp tục được chỉ định truyền dịch.
3:25 : tiếp tục truyền 200ml máu, làm thủ tục chuyển viện, vẫn tiếp tục truyền dịch.
3:45 : truyền thêm bịch máu thứ 4 (200ml).
3:53 : xe cấp cứu tới, đang chuẩn bị chuyển đi thì sản phụ dừng tim. Chỉ định ép tim và chuyển viện.
5:34 : xác nhận sản phụ đã tử vong.
💐Sau khi tiến hành mổ tử thi thì xác định được nguyên nhân tử vong là sốc do chảy máu. Nhận định : tắc mạch ối (羊水塞栓症)
‐Tổng số máu và nước ối: 3100ml
‐Tổng số lượng dịch truyền: 3700ml (bao gồm cả 500ml dịch truyền trước sinh).
‐Tổng số lượng máu truyền: 800ml
Sau khi sản phụ mất, gia đình đã đòi bồi thường với số tiền là 92140242¥ ( khoảng hơn 18 tỷ). Toà án đã quyết định mức bồi thường là 72641498¥ (khoảng gần 15 tỉ). Trong trường hợp này, toà án đánh giá hai vấn đề:
-Đánh giá của bác sĩ về vấn đề cho chuyển viện ( do chậm trễ nên gây ra tử vong cho sản phụ)
-Nhận định của bác sĩ về đánh giá bệnh 羊水塞栓症 có chính xác hay không.
Trong tổng số tiền bồi thường toà án đưa ra bao gồm các khoản sau:
Bồi thường do gây tử vong : 41541498¥ (khoảng hơn 8 tỷ)
Bồi thường tinh thần do tử vong cho gia đình 2000.0000¥ (khoảng hơn 4 tỷ)
Bồi thường tinh thần do gia đình : 300.0000¥ (khoảng hơn hơn 600 triệu)
Phí tổ chức tang lễ : 1500000¥ (khoảng hơn 300 triệu )
Chi phí chi trả thuê luật sư : 6600000¥ (khoảng 1,3 tỷ)
Tắc mạch ối - Thuyên tắc ối : theo thống kê số ca tử vong của sạn phụ trong 16 năm 1989 - 2004 có 193 ca sản phụ tử vong tại Nhật. Tắc mawch ối chiếm 24,3% đứng số 1 trong các nguyên nhân. Vấn đề là xác định chẩn đoán kịp thời, cấp cứu được hay không được đề cập tới. Theo một số tài liệu ở VN thì tỷ lệ tử vong ở VN khi mắc thuyên tắc ối cao hơn.
Các anh chị thấy sao về vụ kiện này, chắc chắn khi xã hội phát triển đó có thể sẽ xảy ra!
ở VN đã có nhiều ca nhưng có lẽ trong tương lai các phòng khám hay bệnh viện nhỏ chưa đủ cơ sở thiết bị hay nguồn nhân lực cũng rất đáng lưu tâm.
Trở lại vụ kiện của bạn mình (để biết thêm về tình tiết các anh chị đọc lại theo link (
https://www.facebook.com/groups/389634957888165/?post_id=1418134558371528), kết quả là toà án phán quyết lỗi là ở phía bệnh viện . Tuy nhiên số tiền bồi thường nhận được sau khi chi trả phí thuê luật sư và các chi phí khác thì không đáng là bao. Bạn mình kiện không phải vì muốn bồi thường mà vì không thể đồng thuận với thái độ của bệnh viện. Sau 4 năm theo kiện anh cũng mất khá nhiều công sức, tiền bạc. Phía bệnh viện thì sao? Chắc hẳn lúc đó chỉ 1 lời xin lỗi thì đã không có vụ kiện xảy ra, và mình cũng thấy hơi ngạc nhiên với thái độ của bệnh viện đó! Tuy nhiên trong diễn đàn thì các anh chị có phản ứng cũng khác. Còn rất ấn tượng với câu “luật sư sẽ nói chuyện cụ thể với anh”.
💐Ở Nhật trong những năm gần đây có khoảng 1000 vụ kiện y tế tương tự và có khoảng trên 500 vụ đã được hoà giải (chưa phải dẫn đến kiện tụng). Trong số 1000 vụ kiện tụng này thì có khoảng 15% vụ được phán quyết lỗi là do phía bệnh viện. Thực tế trong vụ kiện của bạn mình thì có lẽ sẽ không đến mức dẫn tới kiện tụng nếu như phía bệnh viện có lời xin lỗi hay là có những hành động thừa nhận sai sót và chân thành tới gia đình. Vụ kiện kéo dài suốt 4 năm dẫn tới nhiều rắc rối cho chính gia đình bệnh nhân, đồng thời cũng gây tổn thất không nhỏ cho bệnh viện.
💐Thông qua bài viết này, mình muốn gửi một thông điệp rằng nếu có thể thì hạn chế được kịện tụng là điều tốt nhất. Có những trường hợp phía bệnh viện không thể khẳng định 100% rằng bản thân không có bỏ sót hay sai lầm nào trong quá trình điều trị. Công việc của nhân viên y tế là cứu người, tuy nhiên chúng ta cũng phải có biện pháp để cứu lấy chính mình, hành nghề theo đúng pháp luật, theo đúng chỉ tiêu của bộ y tế hơn hết đúng qui định của bệnh viện đã đề ra.
💐Chúng ta cũng cần trau dồi kiến thức chuyên môn, hiểu luật pháp và tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân, dùng cách nói nhẹ nhàng và đối xử với bệnh nhân như với khách hàng thông qua những việc nhỏ nhất hay những câu nói thường ngày. Đặc biệt, nếu có thể, chúng ta hãy vào bảo hiểm nghề nghiệp. Tại Nhật bảo hiểm nghề nghiệp là một loại bảo hiểm mà hầu hết các nhân viên y tế tham gia rất nhiều. Trong lần tới, mình sẽ xin phép được chia sẻ cụ thể hơn về loại bảo hiểm này. Và mình cũng mong là ở Việt Nam cũng có loại bảo hiểm có thể giúp bảo vệ nhân viên y tế như vậy.
Bài viết lan man nhưng mong nhận được sự quan tâm và những ý kiến từ các anh chị các bạn. Chúc mọi người một buổi tối thứ 6 vui vẻ.
Hôm nay Tokyo trời mây nhưng cũng khá dễ chịu
24/07/2020 Hayashi