NẾU CHỈ NÓI VỀ LÝ THUYẾT THÌ DỂ NHƯNG ÁP DỤNG THỰC TẾ BẠN ĐÃ LÀM TỐT CHƯA? CÓ NHỮNG THỨ CÓ THỂ LÀM NGAY, THAY ĐỔI NGAY NHƯNG CŨNG CÓ NHỮNG THỨ PHẢI TRÌ HOÃN, CHẬM LẠI!
Mình không thích từ "Sếp"! Mình thích từ "Leader".
Mọi con người đều có các nhu cầu cơ bản giống nhau, ở mỗi thời điểm thì các nhu cầu có sự thay đổi nhất định. Khi mà nhu cầu cơ bản được đáp ứng ở mức độ PHÙ HỢP thì mình nghỉ họ sẻ bùng lên nhu cầu ĐƯỢC CÔNG NHẬN. Khi nhu cầu cơ bản không được đáp ứng thì họ hoặc là chọn con đường thay đổi hoặc là tìm phương pháp thích nghi!
Mình nghĩ môi trường nào cũng có người này người kia, với những cách giải quyết vấn đề và ứng xử khác nhau dù là Tư nhân hay Công lập.
"Hoàn thành tốt công việc với tâm thế hạnh phúc, yêu thích" khác với "Hoàn thành công việc ở mức độ phải hoàn thành, phải làm, phải cố gắng" Như vậy hoàn thành tốt công việc và được công nhận cũng là một nhu cầu!
Muốn LÀM TỐT thì cả LEADER VÀ NHÂN VIÊN đều phải không ngừng học tập, tương tác để có thể hiểu nhau hơn, có kiến thức và kỹ năng tốt hơn.
"NHÂN VIÊN HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC LÀ LEADER HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC VÀ NGƯỢC LẠI".
Như vậy, Khi NV không hoàn thành tốt công việc thì PHẠT còn khi họ hoàn thành tốt công việc thì có được ĐỘNG VIÊN không? Điều đó đúng chưa?
Ở góc nhìn của LEADER, mình đã từng, đang và mơ ước là cùng TEAM của mình phân tích các vấn đề để có cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề. Vấn đề "Không hiệu quả công việc" bao gồm làm làm sai, làm chưa tốt và có làm cho xong. Nếu chỉ đưa ra vấn đề và phạt dựa trên quy trách nhiệm sai CÁ NHÂN thì không thể đem đến động lực, sự mong muốn cống hiến.
Vậy, khi NV làm chưa tốt CẦN phân tích vấn đề, lý do gốc rể, phương pháp giải quyết. Mục tiêu để NV biết mình chưa tốt chỗ nào, vị trí công việc đã phù hợp chưa, trang thiết bị liên quan đã đc đầy đủ chưa,... khi giải quyết hết các vấn đề mà CÁ NHÂN ĐÓ SAI LẶP ĐI LẶP LẠI thì phải xem xét ở THÁI ĐỘ. NV yếu về chuyên môn kèm THÁI ĐỘ TỐT có thể đào tạo, hỗ trợ NHƯNG NV có THÁI ĐỘ TỒI thì rất khó để đào tạo.
Nhưng kỳ thực, trong công việc của mình thực tế thì mình thấy MỌI NHÂN VIÊN ĐỀU CÓ ĐIỂM TỐT. Mình chưa thấy ai có THÁI ĐỘ QUÁ KÉM khi được góp ý xây dựng. Vì bản chất CON NGƯỜI ĐỀU MUỐN ĐƯỢC CÔNG NHẬN.
Ở góc nhìn là một Nhân viên, mình luôn mong muốn làm việc bằng sự yêu thích, đam mê. Chính vì vậy mình luôn cố gắng tự tìm nguyên nhân mình làm chưa tốt một việc gì đó và lắng nghe góp ý từ cấp trên, đồng nghiệp. CHỈ CÓ MÌNH MỚI LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH CUỘC SỐNG CỦA BẢN THÂN. Không trách móc những thứ xung quanh. Khi tìm thấy niềm yêu thích, xác định việc đó PHẢI LÀM thì vấn đề của mình là làm như thế nào để CV vẫn hoàn thành nhưng mình hạnh phúc và mọi người đều hạnh phúc. Mình đã xác định những nhu cầu mình phải chấp nhận với nghề Y!
Một số bạn trong nghề "Không muốn TRỰC" đồng nghĩa bạn đã làm một công việc, một nghề mà không phù hợp với NHU CẦU của bạn thì sự trì trệ, làm với tâm thế mệt mỏi cho qua ngày luôn hiện hữu, CHẮT CHẮN BẠN SẺ KHÔNG BAO GIỜ LÀM TỐT CÔNG VIỆC ĐÚNG NGHĨA!
Tóm lại, chia sẻ cá nhân của mình là Leader và Nhân viên HÃY CÙNG NHAU khi gặp vấn đề chưa tốt và cả khi hoàn thành tốt. Team sẻ mạnh khi có cùng định hướng.
Mọi người hãy đặt vào vị trí của nhau để nhìn nhận vấn đề.
HÃY ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA NHÂN VIÊN HOẶC LEADER, cũng như tập thể để xem: cũng là vấn đề đó mình sẻ làm ntn để tốt hơn cho CHÚNG TA? Đừng vội áp đặt mong muốn CÁ NHÂN lên các vấn đề BẠN SẺ KHÔNG TIẾN BỘ?
CUỘC SỐNG SẺ TỐT HƠN KHI MỌI NGƯỜI ĐỀU NHÌN NHAU BẰNG ĐIỂM TỐT, ĐỪNG QUÁ CHÚ TÂM VÀO ĐIỂM CHƯA TỐT.
Bạn đã tạo động lực cho người bên cạnh rồi nhé!