linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Gợi ý cách giải thích tác dụng phụ của Thuốc tương phản có I-ốt cho bệnh nhân được chỉ định CTScanner có tương phản

Vì sao nên giải thích tường tận tác dụng phụ của thuốc tương phản cho bệnh nhân ?

Một số đồng nghiệp chia sẻ chân tình với mình “Bình thường, không giải thích về tác dụng phụ cho bệnh nhân thì họ cứ ký giấy cam đoan rồi lên chụp thôi, còn lắm khi giải thích xong họ sợ, họ hỏi đi hỏi lại hoài, thậm chí là …bỏ chạy luôn. Hay mình khỏi giải thích tác dụng phụ cho bệnh nhân ?” Nhưng bản thân mình thấy, việc giải thích rõ cho bệnh nhân, thân nhân tác dụng phụ của thuốc tương phản nói riêng, nguy cơ khi sử dụng thuốc tương phản nói chung trước khi chụp CTScanner có tương phản là cực kỳ cần thiết vì:

Cung cấp thông tin cần thiết cho bệnh nhân: bệnh nhân có quyền được biết, hơn nữa họ sẽ dễ hợp tác với mình trong khâu theo dõi tiếp theo. Hơn nữa, không ít các kiện cáo phát sinh sau sự cố, bệnh nhân/thân nhân cho rằng “họ có được giải thích gì đâu"

Bệnh nhân dễ dàng quan sát cách mình giải thích, giao tiếp với họ và so sánh với cơ sở khácBản thân nhân viên y tế cũng sẽ yên tâm là mình đã hết lòng giải thích cho bệnh nhân

Là cơ hội để đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ người bệnh tìm ra phương án phù hợp với điều kiện, bệnh cảnh của bệnh nhân, từ đó dễ tạo thiện cảm ở bệnh nhân, thân nhân nên sẽ giảm thiểu thái độ tiêu cực của họ nếu có xảy ra tác dụng phụ

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ VIỆC GIẢI THÍCH TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC TƯƠNG PHẢN HIỆU QUẢ:

1. Thông tin đúng, có cơ sở khoa học, không mang tính chủ quan của người giải thích và đồng bộ giữa các khâu, các bộ phận.

2. Không ít các trường hợp nhân viên y tế tự làm khó nhau khi mỗi người giải thích cho bệnh nhân mỗi kiểu với nội dung khác nhau
Ví dụ: Bác sĩ chính đã giải thích rằng bệnh nhân này dù có nguy cơ nhưng vẫn có thể tiến hành chụp được, người nhà lo lắng hỏi lại bác sĩ trẻ/ sinh viên thực tập thì được câu trả lời “ có thể suy thận thậm chí tử vong” và sau đó lãnh đạo khoa phải đi giải thích lại mà bệnh nhân, thân nhân chưa chắc tin

3. Nội dung rõ ràng, súc tích và được giải thích bằng ngôn ngữ của người dân, tránh dùng thuật ngữ chuyên môn.
Rất dễ dùng từ chuyên môn để nói chuyện với bệnh nhân do vậy mình cần phải tập và rút kinh nghiệm chớ bệnh nhân, thân nhân trong tâm thế hoang mang khi được chỉ định CTScanner thi dễ lùng bùng lỗ tai khi nghe nào sốc phản vệ, choáng, bão giáp,.. thêm tỉ lệ gặp với những số loằng nhoằng, vậy nên mình cần đặc biệt để ý đến vấn đề này

4. Tùy vào từng đối tượng giao tiếp mà tìm cách giải thích cho họ phù hợp: người lớn tuổi, dân quê, người nước ngoài, người có học vấn cao, người có bệnh lý đặc biệt (mắt mờ, lãng tai,…)

5. Thái độ giao tiếp đồng cảm, chân thành, trong tâm thế hỗ trợ hết mình
Ví dụ: Nghe bác sĩ nói, dì đang lo lắng lắm phải không, dù nó có tác dụng phụ như vậy nhưng tỷ lệ tác dụng phụ nguy hiểm ít lắm, 100.000 người mới có 4 người bị. Chưa kể ở đây bác sĩ đã dùng mọi cách để làm giảm các nguy cơ này xuống thấp nhất, thậm chí nếu có xảy ra tác dụng phụ, mọi thứ cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng để giúp dì liền…)

6. Ngoài ra, mình cần phải lưu ý nơi giải thích phải đủ riêng tư, đủ đảm bảo sự tôn trọng bệnh nhân và thoáng đãng để đỡ căng thẳng

7. Nên chọn người để giải thích hiệu quả: hay nhất là người đủ bình tĩnh và có tầm ảnh hưởng đối với những người khác trong nhà

8. Thời điểm giải thích cũng nên chọn thời điểm thích hợp, ít căng thẳng trong trường hợp thực hiện chỉ định không khẩn

Bên dưới là bảng tác dụng phụ của thuốc tương phản có i ốt này mình tổng hợp từ tài liệu của ESUR, bác sĩ lâm sàng cần dung nó để nhắc nhớ thông tin cần tư vấn, giải thích cho bệnh nhân. Vậy nên những từ chuyên ngành bên trong nên được lưu tâm chuyển đổi khi tư vấn cho bệnh nhân.

 

 

Bs Lan Viên

THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team