Trong bài chia sẻ trước về bảng câu hỏi tầm soát nguy cơ cho bệnh nhân mà Lan Viên đã chia sẻ đến các anh chị có hỏi về:
- Tiền sử dị ứng, đặc biệt là dị ứng mức độ vừa, nặng cần phải điều trị tại bệnh viện hoặc dị ứng với thuốc tương phản có i ốt trước đó.
- Tiền sử bị chàm
- Tiền sử hen phế quản
- Việc sử dụng thuốc chẹn beta
Một số anh chị quan tâm có hỏi, nếu câu trả lời là có trong bảng câu hỏi thì mình cần phải làm gì để giảm thiểu nguy cơ cho bệnh nhân, dựa theo hướng dẫn về an toàn thuốc tương phản của ZANZCR (Úc), Lan Viên xin chia sẻ một số bước mình cần làm như sau
Bước 1: Hội chẩn giữa BS lâm sàng và BS chẩn đoán hình ảnh để cân nhắc:
- Chỉ định chụp CTScanner có tương phản ở bệnh nhân này có thực sự cần thiết cho chẩn đoán và điều trị hay không? Liệu có thể dùng kỹ thuật chẩn đoán thay thế khác như MRI, siêu âm?
Bước 2: Sau khi xem xét và cân nhắc các rủi ro của của việc dùng thuốc tương phản và lợi ích chẩn đoán trên bệnh nhân, quyết định tiến hành thực hiện kỹ thuật có dùng thuốc tương phản trên bệnh nhân thì nên lưu ý:
- Sử dụng thuốc tương phản có I ốt với độ thẩm thấu thấp và không ion hoặc cân nhắc sử dụng thuốc tương phản có I ốt nhóm khác với nhóm đã từng gây dị ứng trước đây
- Duy trì giám sát y tế chặt chẽ trong quá trình chụp để phát hiện các dấu hiệu sớm của phản ứng quá mẫn với thuốc tương phản
- Duy trì đường truyền tĩnh mạch tại chỗ và theo dõi bệnh nhân trong 30 phút sau khi tiêm thuốc tương phản
- Đảm bảo thuốc khẩn cấp và thiết bị hồi sức được chuẩn bị sẵn sàng
- Hãy chuẩn bị để điều trị bất kỳ phản ứng bất lợi kịp thời.
- Xem xét việc sử dụng các phương án điều trị dự phòng.
Bước 3: Xem xét việc điều trị dự phòng cho bệnh nhân (Ưu tiên của bệnh nhân có phản ứng phản vệ với thuốc tương phản iốt trước đây)
Thuốc được kê đơn với corticosteroid, có hoặc không có thuốc kháng histamine đã được chứng minh là làm giảm khả năng và mức độ nghiêm trọng của phản ứng phản vệ nhưng không có bằng chứng cho thấy nó làm giảm khả năng tử vong do phản ứng phản vệ.
- Nếu sử dụng thuốc corticosteroid đường uống, phải bắt đầu ít nhất 6 giờ trước khi tiến hành các kỹ thuật có dùng thuốc tương phản
- Một chế độ ưu tiên điển hình cho người lớn là:
+ Thuốc prednisolon 50mg, uống lúc 13 giờ và 1 giờ trước khi dùng thuốc cản quang.
+ Thuốc kháng histamine không an thần đường uống có thể được bổ sung vào chế độ điều trị trước đó.
Hiệu quả của việc dùng corticosteroid dự phòng vẫn chưa được khuyến nghị trong việc làm giảm tỷ lệ phản ứng chậm với thuốc tương phản quá mẫn chậm.
Ghi chú:
Mặc dù thuốc chẹn beta không làm tăng đáng kể tỷ lệ phản ứng quá mẫn với thuốc tương phản tuy nhiên bất kỳ phản ứng nếu có thường ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng. Ngoài ra, tác dụng của adrenaline tiêm bắp ở bệnh nhân dùng thuốc chẹn beta có thể giảm nếu có sốc phản vệ, glucagon tiêm tĩnh mạch có thể được yêu cầu ngoài adrenaline ( Theo nhận định chủ quan của Lan Viên thì việc điều trị bằng glucagon ở Việt Nam không thông dụng lắm, nhờ các anh chị làm lâm sàng cho ý kiến thêm)
Những thông tin liên quan đến vấn đề này sẽ tiếp tục được đề cập và bàn thảo trong hội thảo trực tuyền " AN TOÀN TRONG CTSANNER CÓ TƯƠNG PHẢN" có sự tham gia của chuyên gia Úc sẽ được live stream trên trang của CHIR và CLB Quản lý chất lượng - An toàn người bệnh vào lúc 13h30 - 15h15, ngày 8.3.2020. Rất mong sự tham gia của các quý đồng nghiệp quan tâm.
- Tài liệu tham khảo: Iodinated Contrast Media Guideline - RANZCR (Australia)
- Tra tương tác thuốc của chẹn beta và thuốc tương phản Ultravist 300 trên www.drugs.com
BS Lan Viên