linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Hội thảo online về KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN 5 – “CHỌN LỰA TẬP SAN KHOA HỌC TRONG CÔNG BỐ QUỐC TẾ”

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hành trình gian khổ bắt đầu từ đặt câu hỏi nghiên cứu, phát biểu giả thuyết, tiến hành nghiên cứu và công bố kết quả. Sau một thời gian “mang nặng đẻ đau” (tiến hành nghiên cứu, viết bản thảo), việc “chọn mặt gửi vàng” đứa con tinh thần (bài báo khoa học) của người làm nghiên cứu cho tập san khoa học là một điều không hề đơn giản khi mà hiện tại có hàng ngàn tập san với những qui định riêng về hình thức trình bày, cơ chế hoạt động và “văn hoá” riêng của “bộ lạc” (chuyên ngành) đó.

 ➤ Đây là toạ đàm số 5 trong chuỗi toạ đàm KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO NHÂN VIÊN Y TẾ của CHIR triển khai trong năm 2020. Đến thời điểm này thì chương trình đã được Anh Em đồng nghiệp y tế cả nước nhìn nhận là QUÁ HỮU ÍCH !! Anh Em có thể xem lại 4 số toạ đàm đầu tiên ở đây : https://bit.ly/2BFTivR

➤ Có được kết quả này là nhờ sự hỗ trợ rất lớn và tâm huyết chia sẻ - sẵn sàng cho đi của các Anh Em đồng nghiệp y tế rất giỏi trong lĩnh vực này và sự cố gắng không ngừng nghỉ của Le Khoa - Cố vấn NCKH của CHIR và Vuong Huan - Điều phối NCKH CHIR !! Chúng ta cùng gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Anh Em và hãy cùng chung tay lan toả những kiến thức hữu ích này đến các đồng nghiệp đang quan tâm nhé !!

➤ Về chuyên đề toạ đàm số 5 : “CHỌN LỰA TẬP SAN KHOA HỌC TRONG CÔNG BỐ QUỐC TẾ”:

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hành trình gian khổ bắt đầu từ đặt câu hỏi nghiên cứu, phát biểu giả thuyết, tiến hành nghiên cứu và công bố kết quả. Sau một thời gian “mang nặng đẻ đau” (tiến hành nghiên cứu, viết bản thảo), việc “chọn mặt gửi vàng” đứa con tinh thần (bài báo khoa học) của người làm nghiên cứu cho tập san khoa học là một điều không hề đơn giản khi mà hiện tại có hàng ngàn tập san với những qui định riêng về hình thức trình bày, cơ chế hoạt động và “văn hoá” riêng của “bộ lạc” (chuyên ngành) đó.

Bên cạnh đó, với sự ra đời như nấm mọc sau mưa của rất nhiều tạp chí “dỏm” đã làm cho những nhà khoa học chưa quen hoặc mới làm quen với công bố quốc tế gặp lúng túng trong việc phân biệt tạp san chính thống và tập san “dỏm”.

Vì vậy, việc chọn tập san sao cho chính xác và tiết kiệm thời gian cũng như nguồn lực là một câu hỏi thường trực của người làm nghiên cứu (có lẽ) từ lúc trước khi soạn bài báo khoa học.

Buổi toạ đàm số 5 lần này là dịp để chúng ta gặp gỡ các chuyên gia và nhà khoa học có kinh nghiệm công bố cũng như thành viên ban biên tập hoặc bình duyệt cho các tạp chí khoa học chia sẻ những hiểu biết của họ khi tiến hành lựa chọn tạp chí khoa học trong công bố quốc tế.

Với tinh thần LÀM THẬT trong các hoạt động của mình, CHIR hi vọng buổi toạ đàm sắp tới sẽ là cơ hội để anh em y tế trong câu lạc bộ có thể rút ra những bài học/ kinh nghiệm quí báu tránh những hậu quả đáng tiếc.

  • CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN:

Phần 1-Chọn lựa tạp chí trong công bố quốc tế (trong 60 phút)

- Giới thiệu hệ thống phân loại và đánh giá tạp chí- TS. Trần Nguyễn Hải

- Hệ thống đánh giá, phân hạng tạp chí uy tín: Web of Science (WoS), Scopus, và Scimago Journal & Country Rank (Scimago).

- Hướng dẫn cách kiểm tra một tạp chí có thuộc hệ thống đánh giá WoS, Scopus, Scimago hay không?

- H-index của tác giả và tạp chí là gì?

- Cách nhận dạng nhà xuất bản và tạp chí “dỏm” (predatory publisher/journals)

- Hướng dẫn về phân hạng tạp chí (Q1-Q4) theo từng hạng mục (hay chuyên ngành hẹp)

- Một số thủ thuật nhận biết hạng (Q1 hay Q4) của một tạp chí theo WoS một cách miễn phí.

- So sánh sự khác biệt về phân hạng tạp chí (Q1-Q4) giữa WoS, Scopus, và Scimago

- Những yếu tố cần xem xét khi chọn lựa tạp san y khoa để công bố – BS. Vương Thành Huấn

- Chủ đề bài báo

- Thành phần độc giả của bài báo

- Thể loại bài báo

- Uy tín và tầm ảnh hưởng

Phần 2-Phiên hỏi đáp và chia sẻ kinh nghiệm thực tế (trong 30 - 60 phút)

Rất mong các anh chị và các bạn đặt câu hỏi về ban tổ chức để buổi chia sẻ đáp ứng được nhu cầu sát sao của mọi người.

  • Với sự tham gia của các khách mời
  1. Trần Nguyễn Hải

- Nghiên cứu viên và Giảng viên – Đại học Duy Tân

 

 

  1. Vương Thành Huấn

- Điều phối NCKH – CHIR

 

 

  • Điều phối buổi toạ đàm:

ThS. BS. Lê Đăng Khoa

- Cố vấn NCKH – CHIR

 

 

Thời gian: 19 giờ - 21 giờ tối Chủ Nhật, 05/07/2020

Hình thức: Live stream trên CLB Quản lý chất lượng và An toàn người bệnh

Trân trọng,

 

THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team