linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Đại diện ký cam kết phẫu thuật

Hôm nay nhận được một câu hỏi rất hay, một chủ đề gặp thường ngày, nhưng không rõ mình thực hiện có đúng pháp luật không? mạn phép đưa vào CLB mong các anh chị cùng thảo luận

 Hỏi: "Em xin hỏi về người đại diện của người bệnh khi ký cam kết phẫu thuật trong trường hợp người bệnh có cha ruột, mẹ ruột và vợ (chồng). Trong trường hợp này ai là người chịu trách nhiệm ký cam kết phẫu thuật thay người bệnh?

 
Trong trường hợp nếu không phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và người đại diện của người bệnh không đồng ý mổ thì Giám đốc/ trực lãnh đạo có quyền quyết định mổ cho người bệnh hay không ?"
 
Hà Thái Sơn
 
Ý kiến chia sẻ của các anh chị trên diễn đàn:
 
Trung Nguyen: Dựa Quy định thừa kế để áp dụng cho trường hợp này . Luật vn cứu người là trên hết do đó giám đốc quyết định luôn nhưng không ai trả tiền đâu nghe !!!
 
Lê Bình: T.hop nh người nhà như vậy thi ko khó. Vợ chồng trực tiếp là ng phải ký. Rồi mới đến bố mẹ. Khi gdinh ko đồng ý pthuat bsi ko có quyền pthuat nhưng phai tư vấn gthich tích cực nếu thấy t.hop đó cần thiết phai PT,hoặc ycau gdinh ghi vào hso b.an nội dung không đồng ý. T.hop khó là bnhan cần PT nhưng ko có 1 ai bên cạnh. Thì gquyet tnao ạ
 
Ha Thai Son: Lãnh đạo BV Quyết định theo Khoản 3 Điều 61, Luật khám chữa bệnh.
 
Bích Ngọc Lương: - đồng ý với Lê Bình. 
- Nếu bn cần phẫu thuật mà không có gia đình thì mời hội chẩn cấp toàn viện, trực lãnh đạo hoặc Giám đốc là người ký Giấy đồng ý phẫu thuật. Trường hợp này xảy ra thường khi bn bị CTSN nặng hoặc đột quỵ ngoài đường mà không có giấy tờ tuỳ thân, thì THỜI GIAN VÀNG rất quan trọng để cứu sống bn.
 
Linh Phan: Đây là câu trả lời Em thường nhận được nhất..!!
 
Bích Ngọc Lương: BV KH vẫn thực hiện như thế. Mong đợi các đồng nghiệp khác chuyển tải thông tin mới của đơn vị nhé
Nhưng bs Linh Phan ơi ! Vì việc này liên quan đến trách nhiệm trước pháp luật, qui chế thì như thế nên khg dams cải tiến đâu nhỉ??? Trừ phi Bộ y tế có qui định mới ... Hjhj
 
Linh Phan: Chờ nghe chia sẻ của Anh Ha Ha Thai Son Chị nhé. Chị kiểm tra và đưa cái quy chế - quy định này trích từ đâu chia sẻ lên diễn đàn luôn giúp nhé. Cảm ơn Chị nhiều !!
 
Lê Bình: Ngoài việc hchan cấp bv rồi lãnh đạo ký. Theo mình nên mời 1 số người chứng kiến hoặc ng bênh cùng phòng.. ký chứng kiếb sự việc,ko phai chiu vde phap lý
 
Thanh Tung: Tại bệnh viện mình đã giải quyết nhiều. Ký cam kết vẫn là thứ tự vợ, ko có vợ thì bố mẹ, tiếp a chị, tiếp đến người đi cùng ghi rõ quan hệ. Khi ko đồng ý phẫu thuật ký ghi vào bệnh án và bs cũng ghi rõ đã gt. Trường hợp đi một mình tỉnh táo bn ký mổ là được khi cấp cứu, trường hợp hôn mê cần mổ gấp cứu người vẫn mổ vì có nghị định 161 bn cấp cứu ko có tiền vẫn mổ. Và có người nhà đến sau thì hoàn tất thủ tuc
 
Minh Hiền Võ Thị: Cám ơn anh Sơn đã đưa câu hỏi này lên diễn đàn. Nhưng anh Lê Bình và anh Thanh Tung cho em hỏi, có quy định là vợ/ chồng có vai trò quyết định hơn cha mẹ không, vì có trường hợp vợ/ chồng không đồng ý phẫu thuật nhưng cha/ mẹ lại đồng ý?
 
Thanh Tung: Bn là người quyết định, khi bn hôn mê thì là vợ
 
Vân Hồng: Trong th này nếu không có giấy ủy quyền của nb thì vợ của nb quyết định. Nếu cha mẹ bất đồng ý kiến với vợ của nb thì gia đình phải làm đơn cam kết không khiếu kiện bv khi có bất kỳ điều gì xảy đến với nb. Nếu gd không làm đơn cam kết thì bv tiến hành hội chẩn vì cần có 1 hd chuyên môn để quyết định giúp nb.
 
Ha Thai Son: Câu hỏi số 1. người đại diện của người bệnh khi ký cam kết phẫu thuật trong trường hợp người bệnh có cha ruột, mẹ ruột và vợ (chống). Trong trường hợp này ai là người chịu trách nhiệm ký cam kết phẫu thuật thay người bệnh?
 
Căn cứ Luật Hôn nhân Gia đình và Bộ Luật Dân sự 2005, các anh chị đã trả lời đúng thứ tự vợ/chồng rồi đến cha/mẹ. Tuy nhiên, người hỏi không nêu rõ tình trạng của người bệnh nên xin trả lời rộng hơn cho các đối tượng người bệnh
 
Trả lời câu hỏi của Minh Hiền Võ Thị: căn cứ Điều 62 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định "trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ”, khi đó, theo quy định tại Điều 68, sẽ có quyền đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.
 
Căn cứ theo Điều 61 của Luật khám chữa bệnh: 
 
“Khoản 1. Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này”
 
Giải thích thêm: Nếu còn năng lực hành vi dân sự, không phải diện cấp cứu, tình trạng sức khoẻ tâm thần bình thường (không thuộc diện "Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình"), tuổi trên 15 tuổi: thì phải chính người bệnh quyết định việc phẫu thuật, hoặc người được người bệnh Uỷ quyền (xem thêm Khoản 1 Điều 142 Bộ Luật Dân sự 2005). 
 
Khoản 2. Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
 
Giải thích thêm: Nếu mất năng lực hành vi dân sự, tình trạng sức khoẻ tâm thần không bình thường (thuộc diện "Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình"): thì phải có người đại diện pháp luật mới được ký vào Cam kết phẫu thuật (xem quy định về Đại diện Pháp luật trong Bộ Luật dân sự):
 
Người đại diện theo pháp luật, căn cứ theo Điều 150, Bộ Luật Dân sự:
"Người đại diện theo pháp luật bao gồm:
1- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
2- Người giám hộ đối với người được giám hộ;
3- Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự";
 
Trường hợp người bệnh thuộc đối tượng giám hộ thì người giám hộ sẽ có trách nhiệm đại diện pháp luật và ký vào Cam kết phẫu thuật (xem thêm Điều từ 67 - 83, Mục V, Luật Dân sự về Giám hộ)
 
Khoản 3. "Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh".
 
Giải thích thêm:
* Nếu trường hợp cấp cứu + không hỏi được ý kiến của người bệnh và người đại diện hợp pháp thì người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh quyết định. Các anh chị có ý kiến thông qua Hội chẩn là rất hay, nhưng trường hợp khẩn cấp thì chỉ cần xin ý kiến của Lãnh đạo BV chịu trách nhiệm chuyên môn là đủ.
 
Khoa Nguyễn Trọng: Cám ơn Bs Sơn đã dẫn chiếu văn bản luật để mọi người tham khảo và áp dụng đúng.
 
Ha Thai Son: Câu hỏi số 2: nếu không phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và người đại diện của người bệnh không đồng ý mổ thì Giám đốc/ trực lãnh đạo có quyền quyết định mổ cho người bệnh hay không?
Cũng giống như câu trên, phải xem xét xem đại diện của gia đình có phải người đại diện pháp luật hợp pháp không ?
Nếu người đại diện là hợp pháp, và bệnh nhân mất năng lực hành vi dân sự hoặc thuộc diện "Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”, 
Căn cứ theo Điều 12 Luật khám bệnh, chữa bệnh về Quyền được từ chối chữa bệnh, nếu người đại diện không đồng ý phẫu thuật thì bệnh viện không được phẫu thuật cho người bệnh.
 
Tôi cũng đã suy nghĩ như anh Trung Nguyen là có phải mình áp dụng Luật thừa kế vào trường hợp này không, tuy nhiên Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế chỉ phát sinh từ thời điểm mở thừa kế.
 
Các quy định, thủ tục để xác định người đại diện trong nhiều trường hợp là phức tạp, do vậy để người bệnh ký cam kết là tốt nhất, xin ý kiến anh chị về việc có nên thêm một giấy Uỷ quyền in sẵn cho người bệnh ký, hoặc đại diện gia đình ký để cử người đại diện, để tránh trường hợp đang phẫu thuật nhưng có những vấn đề phát sinh không nằm trong chẩn đoán ban đầu (phạm vi đã cam kết trước đó), hoặc thêm 1 dòng trong Giấy cam kết Phẫu thuật về Uỷ quyền cho người đại diện giải quyết các vấn đề phát sinh
 
Lê Bình: Ha Thai Son anh ơi quy định la thê nhung thuc tế xa hôi nó ptap hơn. Thơi điểm PT thi ko co nguoi đc ủy quyền phap luật, chi đinh pthuat cuu người thanh công thi ko sao. Thất bại cái thì cả đống ng đc ủy quyền mới xuất hiện cùng với báo chí,cò mồi..luc đấy người bị mổ xẻ lại là chúng ta. Nên lương tâm nghề nghiệp cũng phải chắc cú anh a
 
Ha Thai Son: Mình phải nắm rõ quy định về người đại diện hợp pháp để sau này mình chỉ làm việc với đại diện hợp pháp của người bệnh
 
CLB QLCL-ATNB

 

THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team